Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Phần 1: 500 triệu đô ở đâu?Vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam ,chạy án tại tòa Hà Nội ???

Đại gia Bảo Sơn ly hôn,chạy án tại tòa Hà Nội

Vụ ly hôn đắt giá nhất Việt nam,chạy án tại tòa Hà Nội?


(Ngày 11/09/2011 Thay mặt nhóm phóng viên viết phóng sự này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các trang mạng và đặc biệt là các quý vị độc giả quan tâm tới vụ án ly hôn đắt giá nhất Việt Nam này.Mặc dù mới lên mạng được hơn 10 ngày nhưng hộp thư  luatsuvidan10@gmail.com của chúng tôi đã nhận được hàng chục nghìn ý kiến quý báu tâm huyết của quý vị ở khắp nơi trên thế giới đóng góp cho đề tài này và đã có nhiều chục ngàn độc giả đã truy cập chủ đề này. Chúng tôi lập thêm hộp thư luatsuvidan101@gmail.com để đáp ứng thêm nhu cầu gửi thư vì đôi lúc hộp thư luatsuvidan10@gmail.com  theo phản ánh của độc giả bị nghẽn do lượng thư gửi về quá nhiều trong một thời gian ngắn.




Dư luận đang ồn ào về vụ án ly hôn tranh chấp 500 triệu USD giữa vợ chồng đại gia Hà Nội là anh Bùi Đức Minh (sinh năm 1975; phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) và vợ là chị Nguyễn Thanh Thủy (sinh năm 1976, trú tại phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm-Hà Nội). Bà Thủy là cổ đông lớn của Tập đoàn Bảo Sơn, đặc biệt bà là Tổng giám đốc công ty TNHH Một thành viên Du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội). Vụ án ly hôn này theo giới luật sư và tòa án nói chung cho rằng đây là một vụ án ly hôn đắt giá nhất Việt Nam và nó gây chấn động không chỉ  với người Việt tại Việt Nam mà với cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Nó không những kỳ lạ bởi số tài sản “khủng” mà nó còn kỳ lạ bởi sự phức tạp, ly kỳ trong từng tình tiết và nó đã để lại nhiều luồng  dư luận, nhiều qua điểm, nhiều bài học khác nhau về chính trị, kinh tế, đạo đức của xã hội hiện nay . Một tiến sĩ nổi tiếng giảng dạy về luật hôn nhân gia dình tham gia vụ án này đã nói “Vụ án này sẽ được đưa vào giáo án giảng dạy cho sinh viên của Ông  về bảo vệ thân chủ đối với các luật sư trong vụ án ly hôn vì nó chứa đựng tất cả trí tuệ của hai hội đồng luật sư hai bên nơi tập trung những luật sư giỏi nhất của Hà nội hiện nay”

Phần 1:

500 triệu đô ở đâu?

Đường dẫn:






http://sgtt.vn/Thoi-su/148001/Khong-phan-chia-tai-san-chung-khi-co-yeu-cau-la-sai-luat.html

Ngày 21.4.2011, TAND quận Hoàn Kiếm đã mở phiên toà xử vụ ly hôn giữa bà Nguyễn Thanh Thuỷ và ông Bùi Đức Minh. Họ kết hôn năm 2004, hiện có hai con chung, đến đầu năm 2011, bà Thuỷ nộp đơn yêu cầu ly hôn. Tại phiên xử, bà Thuỷ đưa lý do vợ chồng không hợp tính, bản thân ông Minh cư xử thiếu tế nhị, nghi ngờ vợ ngoại tình nên mâu thuẫn ngày càng tăng. Phía người chồng kể phát hiện vợ có những tin nhắn tình cảm với người đàn ông khác và vợ chồng đã lời qua tiếng lại. Hai bên căng thẳng hơn khi bà Thuỷ đưa hai đứa con về ở với mình, ngăn cản chồng và cha mẹ chồng gặp con, cháu. Toà phán quyết bà Thuỷ được ly hôn với ông Minh, hai con chung được ở với mẹ. Về tài sản chung, phiên xử “hướng dẫn” ông Minh khởi kiện một vụ án riêng. Bất bình, ông Minh kháng cáo toàn bộ bản án.
Theo định giá của ông Minh, toàn bộ giá trị tài sản của tập đoàn Bảo Sơn (viết tắt: Bảo Sơn) do bà Thủy nắm giữ hiện nay ước tính khoảng hơn 500 triệu đôla Mỹ tương đương 10.000 tỉ đồng. Số tài sản trên hiện nằm tại Bảo Sơn và bảy công ty khác do Bảo Sơn làm chủ sở hữu. Tất cả đều xác lập trong thời kỳ hôn nhân và phần lớn là cổ phần mang tên cổ đông Nguyễn Thanh Thuỷ. Ngoài khối tài sản trên, tài sản lớn nhất và cũng sẽ để lại nhiều hệ luỵ nhất trong vụ tranh chấp này chính là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh – Hoài Đức, đứng tên Nguyễn Thanh Thuỷ – tổng giám đốc công ty TNHH giải trí Thiên Đường Bảo Sơn làm chủ đầu tư, rộng 34ha   theo Quyết định số 429/QĐ-STNMT ngày 26/07/2008 do UBND tỉnh Hà Tây và Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cấp.






Trong 8 công ty của Bảo Sơn bà Thủy là chủ sở hữu của hai công ty TNHH một thành viên Du lich Thiên đường Bảo Sơn và Du lịch Quốc tế Bảo Sơn, hai công ty này đều được thành lập trong thời kỳ hôn nhân của Ông Minh bà Thủy (2004 cho tới nay),các công ty còn lại do bà Thủy góp vốn sẽ được đăng ở phần cuối bài viết này.

Trước phiên xử, ông Minh đã nộp cho toà các tài liệu chứng minh tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Các tài liệu gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng minh bà Thuỷ đứng tên 15% cổ phần vốn góp kèm biên bản họp hội đồng thành viên, biên bản góp vốn để chứng minh trước khi lấy nhau, bà Thuỷ đứng tên 5% số cổ phần, đến năm 2007 trong thời kỳ hôn nhân, Bảo Sơn tăng vốn đóng góp của bà Thuỷ lên 15%. Sau đó bảy doanh nghiệp khác lần lượt ra đời. Để có số vốn góp trên vào các công ty, gia đình ông Minh đã huy động mọi khả năng tài chính có thể.

Vậy 500 triệu USD nằm ở đâu?

Ngoài công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn, bảy công ty thành viên Bảo Sơn làm chủ sở hữu, gồm:
– Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội),
– Công ty TNHH du lịch quốc tế Bảo Sơn (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội),
-Công ty TNHH May Nghi Tàm
– Công ty TNHH một thành viên du lịch giải trí Thiên Đường Bảo Sơn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội),
– Công ty TNHH sàn giao dịch bất động sản Bảo Sơn (số 50 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội),
– Công ty TNHH quản lý và kinh doanh nhà Bảo Sơn 2 (số 37 ngõ 67 phố Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội),
– Công ty TNHH quản lý và kinh doanh nhà Bảo Sơn 3, (ngõ 191 đường Lạc Long Quân, quận Cầu Giấy, Hà Nội),
– Công ty TNHH khách sạn quốc tế Bảo Sơn – Hà Nội (số 02 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội).

Các Website dự phòng của chúng tôi:

 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/

 http://luatsuvidan10.blogspot.com/

 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/

http://luatsuvidan8.wordpress.com/

http://thuythanhnguyen.blogspot.com/

hoặc click google

Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội

Hay

Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam

Cn biết thêm thông tin liên h vi chúng tôi qua hai đa ch Email sau:

luatsuvidan10@gmail.com

luatsuvidan101@gmail.com

Xin trân trng cm ơn

 (Mi bn xem tiếp phn 2)

52 nhận xét:

  1. Kính gửi : HĐQT, CBCNV Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường

    cùng quý vị cổ đông và thân hữu
    Để Hội đồng quản trị, CBCNV thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường cùng các quý vị cổ đông và thân hữu hiểu được những vấn đề liên quan đến Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường. Chúng tôi xin giới thiệu những câu hỏi và trả lời giải đáp của Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường để quý vị tham khảo.
    Những câu hỏi này được trích dẫn từ trong các văn bản, báo chí mà các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông chất vấn Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai
    A. LƯƠNG Y, TS NGUYỄN HỮU KHAI

    GIẢI ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ THIẾT YẾU
    TRONG VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
    GIỮA “BẢO LONG” VỚI “BẢO SƠN”
    Trong vụ tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn. Ông Nguyễn Trường Sơn đã đề nghị nhiều cơ quan ban, ngành điều tra và xét hỏi như: An ninh kinh tế (PA 81); Đội quản lý thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội; Công an Thị xã Sơn Tây; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội; Cơ quan An ninh Điều tra (PA 92); Thanh tra TP Hà Nội; Tòa án Nhân dân TP Hà Nội; Chi cục thuế TP Hà Nội; Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội và các cơ quan truyền thông Báo đài… Các cơ quan trên đã mời Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn y dược Bảo Long Đường để chất vấn.
    Nay chúng tôi tổng hợp những câu hỏi và giải đáp của Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai về những vấn đề thiết yếu trong sự vụ trên. Xin gửi tới các quý vị quan tâm đến vụ việc để có tư liệu hiểu rõ thêm những vấn đề trong sự tranh chấp giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn”.
    SAU ĐÂY LÀ CHẤT VẤN
    Trích dẫn từ trong các văn bản, báo chí mà các cơ quan chức năng
    và cơ quan truyền thông chất vấn Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai
    CÂU 1. Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn hiện đang tranh chấp ở vấn đề gì?

    Trả lờiXóa
  2. CÂU 2. Đất và tài sản trên đất trong khuôn viên Bảo Long mang quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp. Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã được phòng kinh doanh số: 03 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh thành tên ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa. Đồng thời ông Sơn đang quản lý con dấu. Vậy ông Sơn cùng bà Thủy, bà Hà và bà Hoa có đủ thẩm quyền thay thế ông Khai, bà Hằng và ông Sinh trong việc nắm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và tài sản mang tên công ty này?
    CÂU 3. Có quan điểm cho rằng: Trong 10 khoản chuyển nhượng, những khoản chưa ấn định giá trị chuyển nhượng là hai bên không tính tiền. Bên nhận chuyển nhượng vẫn được quyền sở hữu. Thưa ông có phải vậy không?
    CÂU 4. Trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng này, theo “Bảo Long” thì “Bảo Sơn” phải thanh toán cho “Bảo Long” giá trị thương hiệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, bản quyền sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu của Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Tại sao hai bên không định giá các giá trị thương hiệu trên khi ký hợp đồng chuyển nhượng, để sau đó mới đề cập vấn đề này?
    CÂU 5. Theo ông thì giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?
    CÂU 6. Nếu ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị được hoàn trả pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long thì ông có chấp nhận không?

    Trả lờiXóa
  3. CÂU 7. Khoản tiền chuyển nhượng 227.513.174.701đồng “Bảo Sơn” đã trả cho “Bảo Long”. Tại sao “Bảo Long” không bàn giao cơ sở cho “Bảo Sơn”?
    CÂU 8: Có quan điểm cho rằng: Giá trị đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là hình thành từ vốn cổ phần của doanh nghiệp. Vì thế trả tiền mua đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là đã trả tiền mua vốn cổ phần. Ý kiến của ông về quan điểm trên như thế nào?
    CÂU 9. Ngày 8/6/2011 Bảo Sơn tổ chức cuộc họp giữa hai bên tại khách sạn Bảo Sơn. Bảo Long đã ký trong biên bản cuộc họp về việc thuê lại của Bảo Sơn khuôn viên “Bảo Long” mỗi tháng bằng 500 triệu đồng và nhận chuyển giao bản quyền pháp danh sản phẩm là 300 triệu đồng. Như vậy có phải Bảo Long đã công nhận khuôn viên Bảo Long và pháp danh sản phẩm là thuộc Bảo Sơn?
    CÂU 10. Ngày 15 /2/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay 30 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 2,2% mỗi tháng. Ngày 22/3/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán kinh doanh đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng, “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. Ngày 28 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán đầu tư. “Bảo Sơn” đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. “Bảo Long” đã nhận đủ tiền chưa và việc thực hiện hợp đồng như thế nào?
    CÂU 11. Tại sao ông Nguyễn Trường Sơn lại cho bà Lê Thúy Hằng- Giám đốc Công Ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long vay 4,5 tỷ đồng và rồi đã kiện bà Lê Thúy Hằng ra Tòa để đòi tiền?
    CÂU 12. Hợp đồng chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long số: 1107/CNTCYD/BL – BS ký ngày 11/7/2011 tại sao Bảo Sơn chưa triển khai được?
    CÂU 13. Vì sao Bảo Sơn thông tin phát mãi khuôn viên của Bảo Long tại Hóc Môn TP Hồ Chí Minh?
    CÂU 14. Xin ông giải đáp về việc có một vài báo điện tử đăng tin không lành mạnh về Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long?
    CÂU 15: Đồng chí Đặng Quang Tuất – Phó bí thư Đảng ủy Đảng Bộ Bảo Long kiêm Chánh Văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long bị Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội tống đạt quyết định số: 450/QĐ-VKS-P1A ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Kèm theo quyết định khởi tố bị can số: 175 ký ngày 11/01/2012 và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số:187 ngày 05 tháng 11 năm 2011 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Sơn Tây để ra quyết định khởi tố bị can. Quan điểm của ông thế náo về sự vụ này?
    CÂU 16. Theo quan điểm của ông thì ông Nguyễn Trường Sơn có nhận định nhầm về kết quả khởi kiện Bảo Long trong việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội không?
    CÂU 17. Theo ông thì ông Nguyễn Trường Sơn rút đơn khởi kiện có phải như lý do trình bày được rút đơn là : “…Để củng cố chứng cớ và để thỏa thuận với bị đơn (Bảo Long)?

    Trả lờiXóa
  4. CÂU 18. Như Ông đã tố cáo việc ông Ngô Quang Du – Điều tra viên thuộc cơ quan An ninh Điều tra (PA 92). Ngày 13/6/2012 làm việc với Ông tại Tập đoàn Y dược Bảo Long đã cố ý viết thêm một đoạn biên bản ghi lời khai sai sự thật và dùng thủ đoạn để lấy chữ ký của Ông. Đoạn biên bản ghi lời khai không đúng với nội dung Ông trình bày cụ thể là:
    – Hỏi: Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?
    – Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng.
    – Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?
    – Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.
    – Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?
    – Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn.
    – Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?
    Câu 19: “Bảo Sơn” Mang danh nghĩa Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long Kiến nghị Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội về việc thu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các công ty trực thuộc Tập đoàn Bảo Long đang đóng trong khuôn viên Bảo Long với lý do chủ sở hữu là Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long hiện vợ chồng con cái ông Sơn đứng tên trong danh sách thành viên và con gái ông Sơn là Nguyễn thị Thu Hà đại diên pháp lý với chức danh Tổng giám đốc không chấp nhận cho tiếp tục sử dụng mặt bằng ! Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
    CÂU 20: Ngày 28 tháng 6 năm 2012 Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đăng báo “Điện tử Kiến thức” mời thầu thiết bị y tế. Bệnh viện này có phải tên cũ là Bệnh viện đa khoa Bảo Long không? Ông nhận định về việc mời thầu này như thế nào?

    Trả lờiXóa
  5. CÂU 21. Tập đoàn Y dược Bảo Long có bao nhiêu công ty, trường học, bệnh viện? Tại sao lại có 2 công ty trùng tên là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội? Vì sao Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội được thành lập từ ngày 20/3/2009 mà đến ngày 19/8/2011 mới bắt đầu hoạt động?
    CÂU 22. Có thông tin cho rằng: Đoàn thanh tra thuế thuộc Cục thuế Hà Nội đã tổ chức thanh tra thuế hai công ty thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long là: Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long HN và Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Đã phát hiện hai Công ty này trốn thuế và đã lập biên bản truy thu Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long HN 4.000.000 VNĐ (Bốn triệu đồng) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long 39.341.242.532 VNĐ. Ý kiến của ông thế nào về thông tin trên ?
    CÂU 23 Trong điều kiệu, hoàn cảnh khó khăn về tài chính bởi ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cả nước, việc trả lãi cho các cổ đông và trả vốn góp cổ đông không được suôn sẻ. Ông đã có những thông điệp và giải pháp như thế nào?
    CÂU 24. Nay tình trạng khuôn viên và hoạt động của các đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long thế nào?
    CÂU 25. Để vượt qua ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cả nước. Đồng thời vượt qua biến cố khắc nghiệt mà « Bảo Sơn » đang ráo diết thực hiện những mưu đồ gian trá, tàn bạo để chiếm đoạt tài sản, pháp danh thương hiệu. Tập đoàn « Bảo Long » đã có những chiến lược và kế hoạch như thế nào để trụ vững… ?
    —————————————————–
    SAU ĐÂY LÀ NHỮNG CÂU CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI
    CÂU 1. Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn hiện đang tranh chấp ở vấn đề gì?

    Trả lờiXóa
  6. Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 với nội dung chính là “Bảo Long” chuyển nhượng cho “Bảo Sơn”: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng ký doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Cây cối hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Bảo Long; Thương hiệu trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long. Mỗi khoản chuyển nhượng được thể hiện sau mỗi dấu phảy. (Tổng cộng là 10 khoản). Từ sự đồng lòng dẫn đến dễ dãi rồi dẫn đến xuề xòa đại khái về chữ nghĩa trong văn bản khiến không mang nguyên tắc pháp lý. Cũng từ chỗ dễ dãi và đơn giản hóa đã phát sinh sự lợi dụng và thôn tính…!
    Trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn có cụm từ: “… Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là: 227,513,174,701 đồng. Trong đó gồm:
    1. Giá trị toàn bộ diện tích đất: 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (Có phụ lục kèm theo).
    2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo)…”
    3. Bảo Sơn vin vào hợp từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhựợng” để nói lên số tiền: 227,513,174,701 đồng là trả cho tất cả 10 khoản chuyển nhượng nói trên.
    Ngày 23 tháng 8 năm 2011 lấy lý do là chuẩn bị cho kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, “Bảo Sơn” đã mời hơn 40 cơ quan truyền thông báo đài tới dự và công bố đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi “Bảo Long” xác định lại thì “Bảo Sơn” vẫn khẳng định số tiền 227.513.174.701đ là đã trả cho toàn bộ giá trị của hợp đồng chuyển nhượng .
    Tuy nhiên Bảo Long căn cứ vào những dòng tiếp theo là: “…Trong đó gồm:
    1. Giá trị toàn bộ diện tích đất 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng. (Có phụ lục kèm theo).
    2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng. (Có phụ lục chi tiết kèm theo)…”
    Những dòng chữ trên đã phủ nhận lập luận của Bảo Sơn. Bởi phép cộng của giá trị toàn bộ diện tích đất với giá trị công trình xây dựng trên đất vừa đúng bằng 227,513,174,701 đồng. Đâu còn đồng nào để trả cho tám khoản còn lại? Đó là vấn đề chính yếu của sự tranh chấp.

    Trả lờiXóa
  7. (Xin vui lòng nhấp vào đây để tham khảo văn bản Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn)
    CÂU 2. Đất và tài sản trên đất trong khuôn viên Bảo Long mang quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp. Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã được phòng kinh doanh số: 03 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh thành tên ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa. Đồng thời ông Sơn đang quản lý con dấu. Vậy ông Sơn cùng bà Thủy, bà Hà và bà Hoa có đủ thẩm quyền thay thế ông Khai, bà Hằng và ông Sinh trong việc nắm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và tài sản mang tên công ty này?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Hiện tại ông Nguyễn Trường Sơn , bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa chưa đủ tư cách pháp lý đứng tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, đồng thời chưa đủ thẩm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng tài sản của công ty này bởi vì:
    1. Thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp bất hợp pháp:
    Ông Sơn đã làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận bất hợp pháp bởi chưa được đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thông qua (Cổ đông của công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long có hàng trăn người) Đồng thời vợ chồng, bố con ông Sơn chưa thực hiện việc thanh toán tiền vốn cổ phần cho các thành viên là: Ông Khai, bà Hằng và ông Sinh. Trong hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần có ghi: “Chúng tôi đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng vốn và sau đây không kiện cáo gì”. Nhưng thực tế sau khi ký thì vợ chồng, bố con ông Sơn đã bội ước và chưa hề trả tiền! Sự lừa đảo này cùng với việc chưa nhất trí của đại đa số các cổ đông dẫn tới bất hợp pháp và sinh ra tranh chấp. Vì thế giấy chứng nhận doanh nghiệp mà bố con ông Sơn luồn lách để thay đổi tên không có giá trị thực hiện.

    Trả lờiXóa
  8. (Việc này ông Sơn đã phải mang danh nghĩa một cổ đông mới, làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân TP Hà Nội (ngày 02 tháng 12 năm 2011). Sau 4 tháng đối chất với Bảo Long và được cán bộ thụ lý vụ án phân tích, ông Sơn đã bị đuối lý và nhận ra hành vi “vừa ăn cướp vừa la làng” nên đã làm đơn xin rút đơn khởi kiện vào ngày 05/4/2012 và đã được Tòa án phê duyệt đình chỉ thụ lý vụ án vào ngày 06/4/2012.
    2. Về việc chuyển nhượng quyền sở hữu đất trong khuôn viên Bảo Long không thể thực hiện được do hệ lụy mà Bảo Sơn gây nên:
    Bảo Long đã đồng ý chuyển nhượng và Bảo Sơn đã đồng ý nhận chuyển nhượng theo hợp đồng số: 01 hai bên ký ngày 03/3/2011. Nếu sự việc diễn ra bình thường. Hai bên thỏa thuận bảo nhau cùng nhau giải quyết, tháo gỡ từng vấn đề để đi đến hợp pháp (như người ta vẫn thường thực hiện) thì chắc sẽ thành công. Tuy nhiên Bảo Sơn đã mang mưu đồ chiếm đoạt, phủ nhận nhiều giá trị tài sản của Bảo Long, từ đó dẫn tới mâu thuẫn. Khi tranh chấp xảy ra, Bảo Sơn không chịu thương lượng mà đã nhờ nhiều bộ phận chức năng và công quyền hỗ trợ trong việc chiếm đoạt. Khiến sự việc ngày càng căng thẳng và nghiễm nhiên đã bị phơi bày những vấn đề bất hợp pháp trong việc chuyển nhượng rồi dẫn tới việc không thể thực hiện được. Cụ thể là:
    – Đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất. Nhưng toàn bộ diện tích đất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long là đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền hàng năm, nên theo quy định tại Luật Đất đai thì diện tích đất mà Bảo Long đang thuê không được phép chuyển nhượng.
    -Trong số diện tích đất được chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng số 01 thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long chỉ được cấp giấy chứng nhận và đứng tên sử dụng là: 48.882,3m2. Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất nông nghiệp) là 3.332,4m2. Cá nhân bà Lê Thúy Hằng đứng tên bằng 1.168m2 (không thuộc quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long). Vì vậy, việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đưa diện tích của cá nhân bà Lê Thúy Hằng vào giá trị doanh nghiệp để chuyển nhượng là trái quy định của pháp luật.
    – Ngoài ra, trong số diện tích đất chuyển nhượng được ghi trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 có 3.332,4m2 là đất nông nghiệp, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng mà theo quy định của Luật Đất đai thì đất nông nghiệp không được chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng có điều kiện. Những đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng nêu trên không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  9. CÂU 3. Có quan điểm cho rằng: Trong 10 khoản chuyển nhượng, những khoản chưa ấn định giá trị chuyển nhượng là hai bên không tính tiền. Bên nhận chuyển nhượng vẫn được quyền sở hữu. Thưa ông có phải vậy không?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Không phải như vậy! Trong 10 khoản chuyển nhượng có những khoản hữu hình và cả những khoản vô hình (đó là giá trị pháp danh, thương hiệu) đều có giá trị tính ra được thành tiền mà không thể phủ nhận. Những khoản mà hai bên thống nhất không tính tiền nhưng bên nhận chuyển nhượng vẫn được quyền sở hữu thì đã được ghi cụ thể trong hợp đồng (ví dụ như khu văn hóa tâm linh với giá trị gần chục tỷ đồng). Còn các khoản khác hai bên chưa tính giá trị và chưa thanh toán. Bởi cả một hợp đồng lớn thì không thể thực hiện hoàn tất trong một thời điểm. Đồng thời còn bởi mối quan hệ hợp tác liên kết giữa hai bên. Do vậy thanh toán đến đâu thì làm văn bản hoặc hợp đồng đến đó.
    Các thời điểm đã ký văn bản, hợp đồng thanh toán như sau:
    * Ngày 03 tháng 3 năm 2011(ký hợp đồng số: 01) Hai bên ký văn bản chuyển nhượng giá trị tổng diện tích đất và giá trị nhà xưởng:
    Tổng giá trị chuyển nhượng bằng 227.513.174.701 đồng. Trong đó gồm:
    – Giá trị toàn bộ diện tích đất 53.382,7 m2 là: 163.991.980.000 đồng.
    – Giá trị công trình xây dựng trên đất: 63.521.194.701 đồng.
    * Ngày 26/4/2011 hai bên ký biên bản chuyển nhượng vốn của các thành viên có danh sách trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long:
    – Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 90 tỷ đồng Việt Nam chiếm 60% vốn Điều lệ cụ thể:
    Chuyển nhượng 60 tỷ VNĐ cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du Lịch Bảo Sơn và chuyển nhượng 30 tỷ đồng cho ông Nguyễn Trường Sơn có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    – Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 7,5 tỷ đồng Việt Nam, chiếm 5% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  10. Bà Lê Thúy Hằng chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 52.500.000.000 đồng Việt Nam, chiếm 35% tổng số vốn Điều lệ cho:
    Bà Nguyễn Thị Thu Hà có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội là: 15 tỷ đồng,
    Bà Nguyễn Thanh Thủy có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội là: 22,5 tỷ VNĐ,
    Bà Lê Thị Tuyết Hoa có hộ khẩu thường trú phòng 4 nhà 25, tập thể CC số 1 Thượng Đình, Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội: 15 tỷ VNĐ.
    * Ngày 23/05/2011 hai bên ký biên bản chuyển nhượng vốn của các thành viên có danh sách trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long:
    Các cổ đông là ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng, ông Nguyễn Văn Huệ và bà Lưu Tố Phấn. Bên Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long đã chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp của mình là 5.100.000.000 đồng Việt Nam cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đại diện quản lý phần vốn là ông Nguyễn Trường Sơn và và thành viên nhận chuyển nhượng cổ phần là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
    – Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 03 tỷ đồng Việt Nam chiếm 58,82% vốn Điều lệ cụ thể:
    Chuyển nhượng 2.550.000.000 đồng cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du Lịch Bảo Sơn và chuyển nhượng 449.820.000 đồng cho ông Nguyễn Trường Sơn.
    – Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là: 900.000.000 đồng Việt Nam, chiếm 17,65% tổng số vốn Điều lệ cho ông Nguyễn Trường Sơn giá trị: 570.018.000 đồng và bà Nguyễn Thị Thu Hà giá trị: 329.970.000 đồng.
    – Bà Lê Thúy Hằng chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị: 1.000.000.000 đồng, chiếm 19,61% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà giá trị 435.030.000 đồng, bà Nguyễn Thanh Thủy: 565.080.000 đồng.
    – Ông Nguyễn Văn Huệ chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là: 99.960.000 đồng, chiếm 1,96% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thanh Thủy.

    Trả lờiXóa
  11. -Bà Lưu Tố Phấn chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là: 99.960.000 đồng, chiếm 1,96% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
    -* Ngày 31 tháng 5 năm 2011 chuyển nhượng và thanh toán vốn góp cổ đông bổ sung cho GSTS Phạm Ngọc Giai với số vốn góp (thực tế) là: 4,5 tỷ đồng (Bởi chưa định được giá trị cổ phiếu hiện tại nêm giải quyết tình thế bằng cách thông qua một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long là Công ty Mỹ phẩm Thảo Dược Bảo Long làm thủ tục “vay vốn” để trả GSTS Phạm Ngọc Giai.
    * Ngày 11 tháng 7 năm 2011 hai bên ký văn bản chuyển nhựơng trường trung cấp Y dược với số tiền là: 5 tỷ đồng.
    CÂU 4. Trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng này, theo “Bảo Long” thì “Bảo Sơn” phải thanh toán cho “Bảo Long” giá trị thương hiệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, bản quyền sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu của Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Tại sao hai bên không định giá các giá trị thương hiệu trên khi ký hợp đồng chuyển nhượng, để sau đó mới đề cập vấn đề này?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – Theo biên bản ghi nhớ “Bảo Sơn” sẽ đầu tư nâng cấp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP và nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

    Trả lờiXóa
  12. Ngày 15 tháng 2 năm 2011 “Bảo Sơn” đã đầu tư vào “Bảo Long” 30 tỷ đồng. Sau đó “Bảo Long” tôn vinh ông Nguyễn Trường Sơn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Ngày 28 tháng 02 năm 2011 tân Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ra quyết định về việc giao khoán kinh doanh hoạch toán độc lập: “…Giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập. Khi có nhu cầu bổ sung vốn thì lập tờ trình Chủ tịch hội đồng quản trị. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai được quyền sử dụng toàn bộ khuôn viên Bảo Long…”

    (Xin vui lòng nhấp vào đây để tham khảo Quyết định giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập).
    Căn cứ vào các văn bản trên chúng tôi hiểu rằng “Bảo Long” vẫn được duy trì và CBCNV có công ăn việc làm tốt hơn nhờ sự đầu tư nâng cấp của “Bảo Sơn”. Bởi thế khi ký hợp đồng chuyển nhượng chúng tôi không nỡ yêu cầu “Bảo Sơn” định giá và thanh toán giá trị thương hiệu. Thế nhưng cứ sau vài ngày (mỗi khi “Bảo Sơn” thực hiện được một việc riêng) thì lại giảm trừ chức năng quyền hạn và quyền lợi của chúng tôi và cuối cùng sa thải hết CBCNV “Bảo Long”! Cụ thể là: Ngày 26 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của “Bảo Long” đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp ký chuyển nhượng vốn cổ phần cho ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Sau khi hoàn thiện thủ tục thì ngày 17 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” đã bổ nhiệm bà Phan Thu Hà (người của Bảo Sơn) giữ chức giám đốc tài chính “Bảo Long” (giảm bớt chức năng quyền hạn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai).
    Rồi đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 bằng hợp đồng số 03/HĐLĐ/2011 “Bảo Sơn” không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là “người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc “Bảo Long”.

    Trả lờiXóa
  13. (Xin vui lòng nhấp vào đây để tham khảo văn bản “Bảo Sơn” không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là “người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc “Bảo Long)
    . Đến ngày 28 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” lại ra thông báo số: 391/2011/TB về việc cơ cấu lại tổ chức, bổ sung ông Nguyễn Tiến Lợi (người của Bảo Sơn) làm giám đốc điều hành, (giảm tiếp chức năng quyền hạn về điều hành của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Ngày 6 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra quyết định: “… Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai”.

    (Xin vui lòng nhấp vào đây để tham khảo Quyết định: Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Ts Nguyễn Hữu Khai)
    . Ngày 8 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra văn bản dồn toàn bộ y bác sỹ, dược sỹ, cán bộ công nhân viên của Bệnh viện đa khoa Bảo Long, Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cùng giáo viên, huấn luyện viên và công nhân viên của trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vào một công ty nhỏ giao cho ông Nguyễn Hữu Khai chịu trách nhiệm quản lý và ký hợp đồng lao động với họ.
    Ngày 10 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và thay hết những thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ và các con. Ngày 17 tháng 6 năm 2011 ông Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thay hết danh sách thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ con. Ngày 2 tháng 8 năm 2011 ông Sơn ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của “Bảo Long” trên toàn quốc. Ngày 5 tháng 8 năm 2011 ông Sơn cho bệnh viện đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Vậy là gần một ngàn CBCNV bị ông Sơn loại hết. Nay Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long chỉ còn ông Sơn cùng vợ và hai con gái. Việc thôn tính Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long làm của riêng gia đình mình thì phải nghĩ đến công sức của những người xây dựng nên nó và phải trả họ giá trị theo quy định pháp luật. Đó là cái lý diễn biến theo mưu đồ lừa lọc và chiếm đoạt của ông Sơn! Đó cũng là lúc chúng tôi phải đòi lại sự công bằng và thành quả mà hơn hai mươi năm qua đã xây đắp bằng mồ hôi nước mắt và bằng cả máu của mình!

    Trả lờiXóa
  14. CÂU 5. Theo ông thì giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Chúng tôi xin nhờ các cơ quan chức năng làm trọng tài và đánh giá thương hiệu. Giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu thì việc xác định không khó. Bởi các tổ chức chuyên môn Quốc tế và Bộ Tài chính nước ta đã ban hành những phương thức định giá.
    Những thương hiệu của Việt Nam đã được định giá và chuyển nhượng trong những năm gần đây:
    – Hãng Colgate (Mỹ) đã mua thương hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” với giá 3 triệu USD tương đương 60 tỷ đồng. Công ty Unilever đã mua thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng. Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu “Yến Việt” với giá 7,5 triệu USD tương đương 150 tỷ đồng (Tổng giá trị thương hiệu “Yến Việt” bằng 35 triệu USD tương đương 700 tỷ đồng). Đầu năm 2011Công ty Unicharm (Nhật Bản) mua thương hiệu Diana với giá 184 triệu USD tương đương 4000 tỷ đồng. Ngày 01 tháng 02 năm 2012 Tập đoàn Bia Carlsberg Đan Mạch đã mua thương hiệu Bia Huda (Huế) với giá 2.200 tỷ đồng…Việc định giá trị thương hiệu có nhiều phương pháp. Trong đó có cách định giá theo thoả thuận giữa hai bên chuyển nhượng và theo phương thức so sánh. Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long được tôn vinh là: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng sao vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt… có thể so sánh với thương hiệu “Diana”? Bệnh viện đa khoa Bảo Long một thương hiệu thân thiện, y đức và hiệu quả, là niềm tin của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều. Có thể so sánh với thương hiệu “Yến Việt”?
    CÂU 6. Nếu ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị được hoàn trả pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long thì ông có chấp nhận không?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – Thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực… Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động rồi lại “xin” chương trình thời sự VTV1 thông báo về vấn đề bỉ ổi này. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và cho ngưng hoạt động… thì nay còn gì để hoàn trả “Bảo Long”?

    Trả lờiXóa
  15. CÂU 7. Khoản tiền chuyển nhượng 227.513.174.701đồng “Bảo Sơn” đã trả cho “Bảo Long”. Tại sao “Bảo Long” không bàn giao cơ sở cho “Bảo Sơn”?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – “Bảo Long” đã nhận số tiền 227.513.174.701 đồng của “Bảo Sơn”. Trong đó gồm: “…Giá trị toàn bộ diện tích đất 53.382,7m2 là: 163.991.980.000 đồng (Có phụ lục kèm theo). Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63.521.194.701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo). Tuy nhiên hai bên không phải ký hợp đồng chuyển nhượng đất và công trình xây dựng trên đất mà ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu gồm 10 khoản, “Bảo Sơn” mới thanh toán hai khoản. Tuy nhiên Bảo Long vẫn thỏa thuận và thực hiện việc chuyển các đơn vị không thuộc các đơn vị mà Bảo Sơn đầu tư nâng cấp ra khỏi khuôn viên Bảo Long nhằm giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho Bảo Sơn cải tạo khuôn viên. Đồng thời chuyển giao và ký kết các văn bản giấy tờ để tạo điều kiện cho Bảo Sơn làm thủ tục pháp lý. Tuy nhiên “Bảo Sơn” lại mang mưu đồ lừa đảo, chiếm đoạt nên “Bảo Long” chưa viết hóa đơn, chưa thanh lý hợp đồng và ra lệnh cho các đơn vị đã chuyển đi quay trở lại khuôn viên Bảo Long để bảo vệ thành quả của mình và yêu cầu Bảo Sơn phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký kết.
    CÂU 8: Có quan điểm cho rằng: Giá trị đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là hình thành từ vốn cổ phần của doanh nghiệp. Vì thế trả tiền mua đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là đã trả tiền mua vốn cổ phần. Ý kiến của ông về quan điểm trên như thế nào?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Vốn cổ phần được góp vào doanh nghiệp không chỉ để mua đất và xây dựng nhà xưởng mà còn để đào tạo, sản xuất thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, chế tạo sản phẩm mới, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, làm công tác xã hội…
    Vốn cổ phần tăng giảm theo lợi nhuận của từng thời điểm. Có thể có thời điểm kém giá trị ban đầu, cũng có thời điểm gấp nhiều lần giá trị ban đầu. Khi xây dựng được một thương hiệu tốt thì giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể gấp hàng trăm, hàng ngàn lần tổng giá trị tài sản hiện hữu là đất, nhà xưởng và cả máy móc thiết bị… khi ấy giá trị vốn cổ phần cũng tăng theo.

    Trả lờiXóa
  16. CÂU 9. Ngày 8/6/2011 Bảo Sơn tổ chức cuộc họp giữa hai bên tại khách sạn Bảo Sơn. Bảo Long đã ký trong biên bản cuộc họp về việc thuê lại của Bảo Sơn khuôn viên “Bảo Long” mỗi tháng bằng 500 triệu đồng và nhận chuyển giao bản quyền pháp danh sản phẩm là 300 triệu đồng. Như vậy có phải Bảo Long đã công nhận khuôn viên Bảo Long và pháp danh sản phẩm là thuộc Bảo Sơn?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Biên bản họp ngày 8/6/2011 là một văn bản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng chính số: 01 ký ngày 03/3/2011. Hai bên thỏa thuận nếu Bảo Long chuyển nhượng hoàn tất cho Bảo Sơn thì trong lúc Bảo Sơn chưa sử dụng hết khuôn viên, Bảo Sơn sẽ cho Bảo Long thuê lại một phần cơ sở để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình (trong khi chưa xây dựng được cơ sở mới). Tuy nhiên hợp đồng đã không được thực hiện hoàn tất (việc mua bán chuyển nhượng nửa vời) và đã xảy ra tranh chấp. Khi hợp đồng chính chưa được thực hiện thì biên bản họp nói trên không có giá trị và chỉ dừng lại ở ý tưởng .
    CÂU 10. Ngày 15 /2/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay 30 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 2,2% mỗi tháng. Ngày 22/3/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán kinh doanh đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng, “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. Ngày 28 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán đầu tư. “Bảo Sơn” đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. “Bảo Long” đã nhận đủ tiền chưa và việc thực hiện hợp đồng như thế nào?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – “Bảo Sơn” cho “Bảo Long” vay số tiền 30 tỷ đồng với lãi suất là 2,2%/tháng. Đây là hình thức đặt cọc cho việc hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng Bản quyền thương hiệu sản phẩm. Khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đã trừ số tiền giá trị tài sản chuyển nhượng vào khoản 30 tỷ đồng nói trên.
    Hợp đồng khoán kinh doanh số tiền là 5 tỷ đồng “Bảo Long” phải trả lãi cho “Bảo Sơn” mỗi tháng 120 triệu đồng. Hợp đồng khoán đầu tư số tiền là 5 tỷ đồng. “Bảo Long” trả lãi cho “Bảo Sơn” mỗi tháng 120 triệu đồng. (Hai hợp đồng này giải ngân bằng USD và phải đảm bảo bằng giá trị USD theo thời điểm hối đoái khi thanh toán).

    Trả lờiXóa
  17. “Bảo Sơn” thừa hiểu rằng cho vay số tiền lớn thì phải có tài sản thế chấp và việc thế chấp còn phải được làm thủ tục công chứng đúng pháp luật đồng thời cũng thừa hiểu rằng: Họ không có chức năng về việc cho vay để hưởng lãi theo theo bất kỳ hình thức nào. Nếu lách luật làm được điều đó thì người ta dại gì phải kỳ công đăng ký thành lập Ngân hàng Thương mại? Lý do có hai hợp đồng này là: Còn nhiều khoản “Bảo Sơn” chưa thanh toán cho “Bảo Long”. Trong lúc “Bảo Long” cần vốn hoạt động và thanh toán cho các cổ đông. Hai bên đã thống nhất việc xử lý tình thế đó là: “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay tiền theo hình thức khoán kinh doanh và khoán đầu tư.
    Đầu tháng 3 năm 2011, khi “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của Bệnh viên đa khoa Bảo Long ký hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần với tổng số tiền là: 5.100.000.000 đồng. Lẽ ra “Bảo Sơn“ phải thanh toán, nhưng lại vin nhiều lý do và giải quyết tình thế bằng ký hợp đồng khoán kinh doanh. Cuối tháng 4 năm 2011 khi “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên đứng tên trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ký chuyển nhượng vốn cổ phần với số tiền là: 27.000.000.000 đồng lẽ ra phải thanh toán tiền cổ phần thì cũng vin vào lý do thực tại để giải quyết tình thế là ký hợp đồng khoán đầu tư. Việc giải quyết số tiền 10 tỷ nói trên thực tế là thanh toán các khoản chuyển nhượng nhưng ông Sơn luôn muốn làm theo kiểu cách riêng còn “Bảo Long” khi ấy chỉ đơn giản là trong lúc cần tiền. Ký vay phải trả lãi cho “Bảo Sơn” thì khỏi phải trả lãi cho cổ đông. Còn thủ tục thì giai đoạn cuối sẽ được khấu trừ…!
    Bởi “Bảo Sơn” không tiếp tục thanh toán các khoản chuyển nhượng cho “Bảo Long” nên việc trả lãi như hai hợp đồng đã ký, “Bảo Long” yêu cầu khấu trừ và đề nghị “Bảo Sơn” sớm quyết toán…!.
    CÂU 11. Tại sao ông Nguyễn Trường Sơn lại cho bà Lê Thúy Hằng- Giám đốc Công Ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long vay 4,5 tỷ đồng và rồi đã kiện bà Lê Thúy Hằng ra Tòa để đòi tiền?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

    Trả lờiXóa
  18. 17h18 thứ 2 ngày 23/4/2012, Báo Điện tử Dân Trí đăng bài: “Vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản Bảo Long thua kiện Bảo Sơn và ngay sau đó một số báo mạng chép theo. Việc viết tắt tên đơn vị như trên khiến cho bạn đọc hiểu lầm Bảo Long là Tập đoàn Y dược Bảo Long. Điều này ngược lại với thông tin từ nhiều báo vừa đăng “chưa ráo mực” về việc Bảo Sơn rút đơn khởi kiện Bảo Long! Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Tập đoàn y dược Bảo Long.
    Theo bức ảnh mà tác giả Vũ Văn Tiến chụp nguyên bản án số: 02/2012 KTTMST ngày 15/02/2012 của Tòa án Nhân dân quận Thanh Xuân – TP Hà Nội đăng theo bài viết thì nội dung là:
    “…Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, trụ sở 50 đường Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Ông Nguyễn Tiến Lợi – Sinh năm 1971- Chức vụ Chánh văn phòng công ty, là người đại diện theo giấy ủy quyền của ông Nguyễn Trường Sơn- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn” (Giấy ủy quyền số: 50/2011 Ngày 10/10/2011)
    Bị đơn: Công ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thúy Hằng (gọi tắt là: Bảo Mỹ) Sinh năm 1975 tạm trú tại tại thôn Trại Hồ, xã Cổ đông, TX Sơn Tây. Trụ sở công ty tại số: 168 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
    Bản chụp với nét chữ rất rõ đủ tên đơn vị, tên tuổi, địa chỉ của người kiện và người bị kiện, thế nhưng tác giả lại viết tắt là: Bảo Long thua kiện Bảo Sơn. Thấy thông tin này Bảo Long lập tức kiến nghị với báo Điện tử Dân trí và đã được tác giả bài viết nhận lời cải chính ngay lúc 18h00 cùng ngày.
    Sự việc thực ra là: Bảo Sơn cho Bảo Mỹ vay 220.000 USD (tương đương với 4.512.200.000đ). Lý do có hợp đồng vay là khi Bảo Long ký hợp đồng liên kết với Bảo Sơn thì có một số Phó Tổng giám đốc xin nghỉ việc trong đó có Thiếu tướng, GSTS Phạm Ngoc Giai- Nguyên Tổng cục trưởng Tổng Cục Hậu cần Bộ Công an hiện là: Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổ chức Hành chính. GS Phạm Ngọc Giai có góp cổ đông với số tiền là: 4,5 tỷ đồng. Khi biết “Bảo Sơn” nhận chuyển nhượng cả vốn cổ đông góp bổ sung. GS Phạm Ngọc Giai nhiều lần yêu cầu bà Lê Thúy Hằng- Phó Tổng giám đốc Bảo Long phụ trách kế toán tài vụ kiêm giám đốc Bảo Mỹ đòi rút vốn.
    Thực tế Bảo Sơn chưa thanh toán cho Bảo Long khoản vốn góp bổ sung này. Tuy nhiên GS Phạm Ngọc Giai cứ khẳng định là Bảo Sơn đã thanh toán rồi.

    Trả lờiXóa
  19. Ngày 31 tháng 5 năm 2011, GS Phạm Ngọc Giai điện thoại cho bà Lê Thúy Hằng lúc này đang ngồi làm việc cùng ông Sơn và lại nói là Bảo Sơn đã thanh toán khoản này rồi! Bà Hằng bèn đưa điện thoại cho ông Sơn nhờ xác định. Sau cuộc đàm thoại giữa ông Sơn với GS Phạm Ngọc Giai. Ông Sơn đồng ý thanh toán vốn cổ đông cho GS Phạm Ngọc Giai bằng cách thông qua bà Hằng ký hợp đồng cho Bảo Mỹ vay số tiền trên để trả luôn cho GS Phạm Ngọc Giai. Bà Hằng ngần ngại không đồng ý ký vay nợ và hỏi ý kiến ông Khai. Ông Khai đã khuyên bà Hằng nên chấp thuận bởi tình thế hiện tại. Và thay vì phải trả lãi cho GS Phạm Ngọc Giai thì nay trả lãi cho Bảo Sơn. (Các khoản thanh toán cho Bảo Long ngoài khoản trả cho giá trị tổng diện tích đất và nhà xưởng ông Sơn đều yêu cầu giải quyết theo kiểu hợp đồng vay). Bảo Long biết đó là một thủ đoạn nhưng vẫn phải chấp nhận bởi còn hơn là ông Sơn không giải ngân. Trong quá trình hợp tác, ông Sơn đã chinh phục được bà Lê Thúy Hằng và sử dụng vào nhiều việc trong đó có cả việc chống lại chồng là ông Nguyễn Hữu Khai. Bà Hằng không chuyển Công ty Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long từ 168 Khuất Duy Tiến – Hà Nội về khuôn viên Bảo Long để cùng anh chị em bảo vệ thành quả và chống lại sự chiếm đoạt của Bảo Sơn theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai mà tách ra làm ăn riêng! Rồi thuê nhà tại trung tâm Hà Nội để ở. Cả năm nay lánh mặt chồng…! Việc ông Sơn sai Nguyễn Tiến Lợi rủ bà Hằng ra Tòa, mục đích là để triệt hại và bôi nhọ Bảo Long…! Vì thế khi trình bày tại Tòa án, Lợi cùng Hằng đã thống nhất quan điểm không nói đúng lý do vay tiền như thực tế. Rồi không hiểu sau này họ sẽ bảo nhau thế nào…! Rất có thể bà Hằng sẽ bị ông Sơn lật mặt và sát phạt. Bởi ông ta đủ trí khôn để nhận ra rằng: “Kẻ phản chồng thì làm sao trung thành với mình…!”. Khi bí đường tịt lối và áp lực quá tải, ông Sơn sẽ huých Lợi cắn chết Hằng! Đó là điều khó tránh khỏi.
    CÂU 12. Hợp đồng chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long số: 1107/CNTCYD/BL – BS ký ngày 11/7/2011 tại sao Bảo Sơn chưa triển khai được?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2519/QĐ-UBND ký ngày 03/6/2011 về việc cho phép thành lập trường Trung cấp Y dược Bảo Long tại khuôn viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội). Khi hồ sơ mới được cơ quan ban ngành và các Sở xem xét (chưa được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập thì ông Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã đồng ý ký biên bản thỏa thuận ngày 18/5/2011 chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long cho ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn với giá 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng).

    Trả lờiXóa
  20. Ông Sơn cho rằng biên bản chuyển nhượng này chưa đủ điều kiện pháp lý vì thế ngày 11 tháng 7 năm 2011 ông Sơn mời ông Khai cùng vợ là bà Lê thúy Hằng tới văn phòng với lý do là để bàn bạc thỏa thuận một số công việc rồi giải ngân cho “Bảo Long” một số khoản còn lại…! Hôm đó vợ chồng ông Khai đã bị ông Sơn lừa. Tiền không được nhận nhưng đã ký một số văn bản theo yêu cầu của ông Sơn trong đó có các văn bản “hợp thức hóa” việc chuyển nhượng trường Trung cấp y dược Bảo Long đó là:
    – Biên bản họp hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long số: 11/2011/BB-BL ngày 11/7/2011 về việc chuyển nhượng toàn bộ trường Trung cấp Y dược Bảo Long và tài sản của trường cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
    – Hợp đồng chuyển nhượng số 1107/CNTCYD/BL-BS ngày 11/7/2011 về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
    Sau đó khi công an thị xã Sơn Tây tới giải quyết về vấn đề về việc chặt cây, phá dỡ tường rào thì Bảo Long tình cờ được biết:
    Ngày 06 tháng 6 năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn đã mang danh nghĩa là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ra quyết định số 01/QĐ-CTHĐQT về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nguyễn Hữu Khai. (Văn bản quyết định này Bảo Sơn làm lén lút không thông báo cho Bảo Long). Đồng thời ngày 17/6/2011, ông Nguyễn Trường Sơn đã lừa dối các thành HĐQT cũ và luồn lách làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long lần thứ 8. Thay hết các thành viên cũ trong đăng ký doanh nghiệp. Tới ngày 17/6/2011 thành viên trong đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập doàn Y dược Bảo Long (mới) số: 0500422419 là: Ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa và bà Nguyễn Thanh Thủy. Như vậy căn cứ theo giấy đăng ký kinh doanh trên thì từ ngày 17/6/2011, ông Nguyễn Hữu Khai không còn chức danh Tổng giám đốc và cùng bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh không còn là thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thế mà đến ngày 11/7/2011, ông Nguyễn Hữu Khai và bà Lê Thúy Hằng lại mang danh nghĩa Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ký hợp đồng chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long số 1107/CNTCYD/BL – BS ngày 11/7/2011 cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
    Như vậy Biên bản họp Hội đồng cổ đông số 11/2011/BB – BL và Hợp đồng chuyển nhượng số 1107/CNTCYD/BL-BS nói trên là do bố con bà Hà, ông Sơn dùng thủ đoạn lừa đảo để có. Và do họ vội vã, chộp giật thực hiện không tuần tự theo đúng quy chế nên dẫn tới bất hợp pháp và bị UBND Thành phố Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không chấp nhận!

    Trả lờiXóa
  21. CÂU 13. Vì sao Bảo Sơn thông tin phát mãi khuôn viên của Bảo Long tại Hóc Môn TP Hồ Chí Minh?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Tháng 5/2012 một số cơ quan truyền thông và cơ quan chức năng về lĩnh vực bất động sản đăng tin về việc phát mại tài sản của một đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn cung cấp thông tin. Trước hết xin khẳng định: Việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn thông báo phát mại tài sản thế chấp vay vốn tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh là bất hợp pháp. (Người phát mãi không phải là chính chủ. Các văn bản thay thế chủ sở hữu để phát mãi không được công chứng theo quy định của Pháp luật). Bởi vậy bất thành và sau đó phải “im hơi lặng tiếng”! Sự thể xin được tóm tắt như sau:
    Ngày 12/05/2011 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (xin gọi tắt là “Bảo Sơn”) và Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long – Tp. Hồ Chí Minh cùng Công ty TNHH Dược liệu Sìn Hồ – Tỉnh Lai Châu (hai Công ty này thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long. Xin gọi tắt là “Bảo Long”) đã ký Hợp đồng vay vốn số 17/HĐVV/BL-BS với tổng tiền vay là 80.000.000.000 (Tám mươi tỷ đồng), được đảm bảo bằng trị giá 3.892.944 USD thời hạn vay là 12 tháng lãi suất 1.75%/tháng hạn vay một năm (từ ngày 12/5/2011 đến ngày 12/5/2012).
    Việc vay trên Bảo Sơn đề nghị thế chấp bằng giấy tờ quyền sử dụng đất và một số tài sản của “Bảo Long”.
    Hợp đồng vay vốn số 17/HĐVV/BL-BS ký ngày 12/5/2011 “Bảo Sơn” chưa thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình (mới giải ngân 37 tỷ đồng) thì đơn phương bỏ dở hợp đồng, không tiếp tục giải ngân với lý do tự áp đặt không đúng với nội dung trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên “Bảo Long” đã nhẹ dạ cả tin và trao tất cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “Bảo Sơn”. Khi hai bên tới làm thủ tục tại phòng công chứng thì phòng Công chứng không chấp nhận bởi không đủ điều kiện pháp lý. Để giải quyết tình thế “Bảo Sơn” yêu cầu “Bảo Long” thay cho thủ tục công chứng bằng “Hợp đồng uỷ quyền”. Khi “Bảo Long” phát hiện việc “Bảo Sơn” lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thì đã đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền theo Luật dân sự số 588 về việc uỷ quyền. (Ngày 6/4/2012 ông Nguyễn Hữu Khai và bà Lê Thuý Hằng đã được phòng Công chứng số 8 – Sở Tư pháp thành phố Hà Nội chấp nhận đơn, đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền cho ông Nguyễn Trường Sơn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc “Bảo Sơn”) về việc sử dụng bất động sản. Ngày 5/4/2012 ông Trần Xuân Ái, bà Nguyễn Thị Gạt, ông Phạm Văn Lực và bà Nguyễn Thị Ngoan đã được phòng Công chứng Lý Thị Như Hòa, số 1/5, đường Bà Triệu, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận việc đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền cho bà Phan Thị Thu Hà (giám đốc Tài chính của “Bảo Sơn”). Việc đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền “Bảo Long” đã thông báo cho ông Nguyễn Trường Sơn, bà Phan Thị Thu Hà cùng Uỷ ban Nhân dân và phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.
    Hợp đồng vay vốn số: 17/HĐVV/BL-BS ký ngày 12/5/2011 là việc xử lý theo thỏa thuận giữa ông Nguyễn Trường Sơn – Đại diện cho “Bảo Sơn” và ông Nguyễn Hữu Khai – Đại diện cho “Bảo Long”. Thực chất việc giải ngân theo Hợp đồng nói trên là “Bảo Sơn” tiếp tục thanh toán cho “Bảo Long” giá trị các khoản chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng số: 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03-3-2011. Bởi hai bên chưa thống nhất được giá trị một số khoản chuyển nhượng nên mới xử lý tình thế việc thanh toán bằng hợp đồng vay vốn. Hợp đồng 17/HĐVV/BL-BS không hợp pháp bởi mang tính chất lừa dối và giả tạo theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 và theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2005.

    Trả lờiXóa
  22. Việc Bảo Long nhẹ dạ giao bộ hồ sơ quyền sở hữu đất cho Bảo Sơn vì khi ấy ông Sơn đặt vấn đề liên kết với Bảo Long đầu tư xây dựng khuôn viên này thành khu biệt thự nhà ở để kinh doanh. Bảo Long đã đồng ý và giao cho Bảo Sơn hồ sơ để tiện việc thiết kế và gọi thêm vốn đầu tư…!
    CÂU 14. Xin ông giải đáp về việc có một vài báo điện tử đăng tin không lành mạnh về Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Khi dùng cụm từ “Đông dược Bảo Long” trên Google, nhiều quí vị rất khó chịu bởi một số thông tin thất thiệt mà trước đây một vài bộ phận, công quyền và ông Nguyễn Trường Sơn đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để đăng tin. Sự việc đã được làm rõ. Tuy nhiên thông tin thất thiệt vẫn bị lưu trên một vài báo mạng. Sự thể là Tập đoàn Y dược Bảo Long có hai công ty trùng tên ở hai thành phố khác nhau đó là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long
    tại TP Hà Nội. Hai công ty này đều được Bộ Y tế cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc. Đồng thời còn một công ty mang tên: Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt và “bóp chết” chức năng sản xuất thuốc…! Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hà Nội bị “Bảo Sơn” cùng một số công quyền “bới lông tìm vết”, vu oan buộc tội, xử phạt oan sai, rồi vội vã đăng tin trên mạng…! Tập đoàn Y dược Bảo Long đã tố cáo và kiến nghị. Sau hơn một tuần (ngày 21/11/2011) Chi cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội ra quyết số: 0015002/QĐSĐHBĐC về việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định xử phạt. Còn Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh thì không liên lụy gì. Tuy nhiên “Bảo Sơn” đã dùng trò lập lờ chữ nghĩa hòng gây mất uy tín.
    Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long TP Hồ chí Minh được thành lập trên hai mươi năm qua. Tiền thân là xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long thuộc Công an TP Hồ Chí Minh. Do nhà nước hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế nên đã chuyển thành Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long – TP Hồ Chí Minh. Với trên 40 sản phẩm Đông dược độc đáo lưu hành toàn quốc và xuất khẩu sang Liên bang Nga, Ukraina, Belarus, Cộng hòa Sec, Cộng hòa Đức, Trung Quốc… Được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng. Trong những năm qua đã được các tỉnh thành phố, các Bộ tặng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương và vinh dự được Thủ tướng tặng Bằng khen, chủ tịch nước tăng Huân chương lao động hạng 3. Đồng thời là đơn vị đầu tiên của ngành Đông dược đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 nay là phiên bản ISO 9001-2008 “Đông dược Bảo Long trị tận gốc bệnh”. Năm 2011 đã được tôn vinh và nhận cup Tự hào thương hiệu Việt, “Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100. Ds Phạm Văn Lực – Tổng giám đốc và Ts Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch HĐQT vinh dự nhận danh hiệu “Ngôi Sao Việt Nam”.

    Trả lờiXóa
  23. CÂU 15: Đồng chí Đặng Quang Tuất – Phó bí thư Đảng ủy Đảng Bộ Bảo Long kiêm Chánh Văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long bị Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội tống đạt quyết định số: 450/QĐ-VKS-P1A ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Kèm theo quyết định khởi tố bị can số: 175 ký ngày 11/01/2012 và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số:187 ngày 05 tháng 11 năm 2011 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Sơn Tây để ra quyết định khởi tố bị can. Quan điểm của ông thế náo về sự vụ này?
    Lương y Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Việc ban hành các văn bản quyết định trên là không công minh và không có cơ sở pháp lý bởi: Tòa nhà 4 tầng trong khuôn viên Bảo Long vừa xây dựng xong. Mặt hiên sát với tường rào, bên ngoài tường rào là hàng cây xà cừ, tiếp theo là sân bóng đá. Ngày 27 tháng 10 năm 2011, đồng chí Đặng Quang Tuất – Chánh văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng quyền hạn: Quản lý, điều hành khối an ninh bảo vệ, bảo trì xây dựng, đời sống cơ sở vật chất và khuôn viên môi trường đã thuê anh Nguyễn Tiến Đức và anh Nguyễn Văn Đọn (cư trú tại xã Sơn Đông, TX Sơn Tây) phá dỡ 21,6 mét tường rào và chặt 5 cây xà cừ, 2 cây phượng để làm sân cho tòa nhà 4 tầng.
    Đây là công việc đúng với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của đồng chí Đặng Quang Tuất thực hiện theo quy hoạch kiến trúc nhằm cải tạo cho hợp lý và sạch đẹp khuôn viên. Không hề mang dụng ý lợi ích cá nhân hoặc hủy hoại cơ sở.Tuy nhiên Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thị xã Sơn Tây đã nhận đơn tố cáo của “Bảo Sơn” khép tội hủy hoại tài sản công dân và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tường rào và cây cối hiện do Tập đoàn Y dược Bảo Long quản lý. Việc chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” hiện đang trong tình trạng tranh chấp và đang trong thời gian Tòa án nhân dân Hà Nội xem xét chưa phân xử thì cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Sơn Tây dựa trên tư cách, thẩm quyền và cơ sở pháp lý nào để công nhận khuôn viên “Bảo Long” là thuộc quyền sở hữu của “Bảo Sơn”? Mặt khác trong quyết định khởi tố bị can số: 175 ngày 11/01/2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội có ghi: “Ông Đặng Quang Tuất là Cán bộ văn phòng Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã có hành vi thuê anh Nguyễn Tiến Đức và anh Nguyễn Văn Đọn phá dỡ 21,6 mét tường rào và chặt 5 cây xà cừ, 2 cây phượng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long…”. Như vậy chính cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã công nhận sự việc là chuyện nội bộ của công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Vì sao Công an Sơn Tây lại quá sốt sắng, vội vã ôm lấy sự việc để khởi tố theo đề nghị của người không đủ cơ sở pháp lý về quyền sở hữu? Biết ngượng! Công an Thị xã Sơn Tây không tiếp tục thụ lý nữa mà đẩy lên cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  24. Chần chừ mãi rồi tới hơn hai tháng sau cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội mới nhận và ra quyết định khởi tố bị can. Theo Luật thì sau 24 giờ hoặc chậm nhất là sau 3 ngày, Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội phải ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Nhưng cũng chần chừ mãi rồi tới hơn ba tháng sau mới ra quyết định phê chuẩn…?
    Ông Nguyễn Trường Sơn xuất trình văn bản bàn giao toàn bộ căn nhà 4 tầng kể cả nội thất cụ thể đến từng bóng điện và cả tường rào do Ông Nguyễn Tiến Vinh với chức danh Giám đốc công ty Thực phẩm thuốc Bảo Long đã bán cho Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và nay ký bàn giao cho ông Nguyễn Trường Sơn với chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và vì vậy Ông Nguyễn Trường Sơn khẳng định rằng tường rào mà ông Đặng Quang Tuất tháo dỡ là tài sản của ông Nguyễn Trường Sơn. Quan điểm của ông thế nào về tình tiết này?
    Lương y Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Trước hết tôi cho rằng văn bản bàn giao trên là một sự giả dối mới được ông Sơn và ông Vinh làm để hợp thức hóa cho việc ông Sơn tố cáo và công an thị xã Sơn Tây khởi tố. Mặt khác về phương diện pháp lý việc đại diện cho công ty ký tên đóng dấu hợp đồng mua bán, bàn giao tài sản là do Giám đốc (Người đứng tên đại diện pháp lý trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) Ngoài ra không ai đủ tư cách pháp lý kể cả người mang chức danh Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt để phủ nhận biên bản bàn giao tài sản giữa ông Sơn và ông Vinh là: Hiện tại tòa nhà 4 tầng nằm trên khu đất hơn 3000m2 là đất nông nghiệp. Khu đất này đã nhiều lần mua bán sang tay bất hợp pháp. Việc ông Nguyễn Tiến Vinh không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại ngang nhiên xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp trái pháp luật đang bị cơ quan chức năng yêu cầu tháo dỡ…! Thủ tướng chính phủ đã có sắc lệnh: “Cấm mua bán, chuyển nhượng đất Nông Nghiệp”.Vậy ai dám công nhận việc ông Vinh bán nhà xưởng xây dựng không có giấy phép trên đất nông nghiệp cho ông Sơn là hợp pháp mà lại còn công nhận quyền sở hữu cho ông Sơn …!

    Trả lờiXóa
  25. CÂU 16. Theo quan điểm của ông thì ông Nguyễn Trường Sơn có nhận định nhầm về kết quả khởi kiện Bảo Long trong việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội không?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – Ông Nguyễn Trường Sơn không hề nhận định nhầm về thắng bại trong việc đối chất với “Bảo Long” bởi chứng cớ cùng lý lẽ đã rành rành bằng giấy trắng mực đen. Đồng thời ông ta cũng thừa hiểu kết cục của hợp đồng chuyển nhượng giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” sẽ dẫn tới lời tuyên vô hiệu của Tòa án nhân dân TP Hà Nội do sự phân tích của cán bộ thụ lý và luật sư. Ngày 05/10/2011 tại buổi thanh tra Thành phố làm việc tại Tập đoàn Y dược Bảo Long, luật sư Vũ Mạnh Hùng phân tích:
    – Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và đất đai nhà xưởng giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, soạn thảo và thực hiện không tuân thủ quy chế, nguyên tắc luật pháp;
    – Việc chuyển nhượng đất dự án thuê của Nhà nước chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    – Việc chuyển nhượng cổ phần chưa tính giá trị thực của cổ phiếu khi chuyển nhượng, chưa thông qua đại hội đồng cổ đông;
    – Việc chuyển nhượng (bán nhà, xưởng) không viết hóa đơn, không có thủ tục mua bán hợp pháp;
    – Trong tổng diện tích đất chuyển nhượng có cả đất nông nghiệp (nhà nước cấm mua bán, chuyển nhượng) và có cả đất là chủ quyền của cá nhân không thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long;
    – Đơn vị nhận chuyển nhượng là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn không có chức năng sản xuất thuốc và khám chữa bệnh;
    – Việc thay tên, đổi chủ bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Sơn chưa được ngành y tế phê duyệt. Chữ nghĩa văn bản nhiều điều khoản không rõ ràng dẫn tới tranh chấp…!
    Tuy nhiên ông Sơn vẫn phải khởi kiện để sự vụ nhanh được giải quyết nhằm giảm bớt tổn thất trong việc đã chuyển tiền cho “Bảo Long” mà không sinh lợi nhuận bởi tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Vì thế khi làm đơn khởi kiện ông Sơn đã tìm cách lách luật để giảm án phí (theo quy chế kiện tụng, kẻ thua kiện thì phải nộp án phí). Trong đơn khởi kiện ông Sơn lấy tư cách là một cổ đông kiện về việc: “Tranh chấp thành viên Công ty” để án phí chỉ phải nộp vài triệu (1,5% trên tổng số tiền tranh chấp trong vụ án). Nếu mang danh nghĩa đơn vị nhận chuyển nhượng để kiện thì án phí có thể tới hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên với tên đơn kiện thì nhỏ nhưng khi đòi hỏi tòa giải quyết thì đòi thật lớn, đòi hết mọi chuyện…!
    (Xin vui lòng nhấp vào đây để xem Đơn xin rút đơn khởi kiện của ông Sơn và QĐ chấp thuận của Tòa án).

    Trả lờiXóa
  26. CÂU 17. Theo ông thì ông Nguyễn Trường Sơn rút đơn khởi kiện có phải như lý do trình bày được rút đơn là : “…Để củng cố chứng cớ và để thỏa thuận với bị đơn (Bảo Long)?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – Hoàn toàn không phải như vậy! Vì hàng tuần Tòa mới triệu tập làm việc một buổi đồng thời có thể nêu lý do để được Tòa cho hoãn buổi làm việc. Thế thì việc gì phải rút đơn để củng cố chứng cớ. Đối với người thực việc thực lý lẽ thực thì việc gì phải cầu kỳ mất nhiều thời gian để nặn lời, gọt chữ…! Còn với lý do để thỏa thuận với Bị đơn (Bảo Long) thì càng không phải. Kể từ khi bất đồng ông Nguyễn Trường Sơn không quan tâm đến việc thương lượng mà thể hiện tính cách “gia trưởng, kẻ cả..” đơn phương áp đặt theo ý mình. Khi không được như ý thì ông ta tìm cách triệt hại đối thủ để cho khổ, cho sợ và kiệt quệ …! Thời gian qua ông Sơn đã dùng những công quyền suy thoái phẩm chất hành hạ, trấn áp và cưỡng bức chúng tôi. Để lại một hậu quả rất xấu, làm cho mối quan hệ giữa hai bên ngày càng căng thẳng. Tôi cho rằng: Lý do mà ông Sơn rút đơn khởi kiện bởi hậu quả của sự vội vã chộp giật chiếm đoạt đã dẫn tới hệ lụy bất lợi khôn lường. (Khi hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên bị tuyên vô hiệu thì của ai trả người nấy). Tuy nhiên ông Sơn đã lỡ chiếm đoạt pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Thực tế không thể phủ nhận giá trị của hai thương hiệu này. Nay muốn trả lại “Bảo Long” thì không được bởi thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực… Khi chiếm được ông Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động rồi lại cố tình được chương trình thời sự VTV1 thông báo trước đại chúng. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và cho ngưng hoạt động…thì nay còn gì để hoàn trả “Bảo Long”? Thế mà giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long theo các chuyên gia và các đơn vị chuyên ngành đánh giá thì gấp nhiều lần số tiền mà ông Sơn đã chuyển cho “Bảo Long”! Với mưu đồ hòng né tránh và giảm bớt tổn thất của hệ lụy trên ông Sơn đã tính chuyện rút đơn khởi kiện để trở lại lối mòn “vết xe đổ”. Tiếp tục bới lông tìm vết, vu oan buộc tội và hy vọng có sự thay đổi nào đó khi tận dụng tiềm lực kinh tế và mối quan hệ hình sự hóa sự việc… Ông Sơn cùng trợ lý Nguyễn Tiến Lợi nhiều lần buột miệng: “…Bằng mọi giá sẽ khép Nguyễn Hữu Khai cùng cộng sự vào tội hình sự để bỏ tù…! ”.

    Trả lờiXóa
  27. CÂU 18. Như Ông đã tố cáo việc ông Ngô Quang Du – Điều tra viên thuộc cơ quan An ninh Điều tra (PA 92). Ngày 13/6/2012 làm việc với Ông tại Tập đoàn Y dược Bảo Long đã cố ý viết thêm một đoạn biên bản ghi lời khai sai sự thật và dùng thủ đoạn để lấy chữ ký của Ông. Đoạn biên bản ghi lời khai không đúng với nội dung Ông trình bày cụ thể là:
    – Hỏi: Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?
    – Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng.
    – Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?
    – Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.
    – Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?
    – Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn.
    – Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    – Dẫu ông Khai có bị khép tội hình sự và bị bắt giữ thì ông Sơn vẫn chưa thể chiếm được khuôn viên Bảo Long. Điều này chứng tỏ qua đoạn đối thoại
    giữa ông Khai với ông Phạm Hồng Hải Ninh – Điều tra viên PA 92 (gọi là đối thoại bởi trong buổi làm việc, ông Ninh không biết hỏi câu gì! Loanh quanh mãi rồi đem luận điệu biện hộ cho Bảo Sơn. Ông Ninh đã bỏ chức năng điều tra viên thay thế “Bảo Sơn” làm đối thủ “non tay già họng” để vặn bẻ Lương y Nguyễn Hữu Khai).

    Trả lờiXóa
  28. Luận điệu của ông Phạm Hồng Hải Ninh là: Đất và tài sản trên đất trong khuôn viên Bảo Long mang quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp. Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh thành tên ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa. Đồng thời ông Sơn đang quản lý con dấu. Vậy ông Sơn cùng bà Thủy, bà Hà và bà Hoa đủ thẩm quyền thay thế ông Khai, bà Hằng và ông Sinh trong việc nắm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và tài sản mang tên công ty này.
    Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai phủ nhận những biện hộ bênh vực “Bảo Sơn” của ông Phạm Hồng Hải Ninh. Bởi hiện tại ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa chưa đủ tư cách pháp lý đứng tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đồng thời chưa đủ thẩm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng tài sản của công ty này vì:
    – Ông Sơn đã luồn lách làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp bất hợp pháp. Chưa được đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long thông qua (Cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long có hàng trăm người). Đồng thời vợ chồng, bố con ông Sơn chưa thực hiện việc thanh toán tiền vốn cổ phần cho các thành viên là: Ông Khai, bà Hằng và ông Sinh. Trong hợp chuyển nhượng vốn cổ phần có ghi: “Chúng tôi đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng vốn và sau đây không kiện cáo gì”. Nhưng thực tế sau khi ký thì vợ chồng, bố con ông Sơn đã bội ước và chưa hề trả tiền! Sự lừa đảo này cùng với việc chưa có biên bản thỏa thuận của đại hội đồng cổ đông dẫn tới bất hợp pháp và sinh ra tranh chấp. Nay giấy chứng nhận doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà vợ chồng, bố con ông Sơn đang đứng tên không có giá trị. (Việc này ông Sơn đã phải mang danh nghĩa một cổ đông mới, làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân TP Hà Nội (ngày 02 tháng 12 năm 2011). Sau 4 tháng đối chất với Bảo Long và được cán bộ thụ lý vụ án phân tích, ông Sơn đã bị đuối lý, làm đơn xin rút đơn khởi kiện vào ngày 05/4/2012 và đã được Tòa án phê duyệt đình chỉ thụ lý vụ án vào ngày 06/4/2012.

    Trả lờiXóa
  29. Mặt khác, Bảo Long đã đồng ý chuyển nhượng và Bảo Sơn đã đồng ý nhận chuyển nhượng theo hợp đồng số: 01 hai bên ký ngày 03/3/2011. Nếu hai bên thỏa thuận, cùng nhau giải quyết, tháo gỡ từng vấn đề như người ta vẫn thường thực hiện thì chắc sẽ thành công. Nhưng Bảo Sơn đã mang mưu đồ chiếm đoạt, phủ nhận nhiều giá trị tài sản của Bảo Long, từ đó dẫn tới mâu thuẫn. Khi tranh chấp xảy ra, Bảo Sơn không chịu thương lượng mà đã lợi dụng nhiều bộ phận chức năng và công quyền hỗ trợ cho việc chiếm đoạt. Khiến sự việc ngày càng căng thẳng và nghiễm nhiên đã bị phơi bày những vấn đề bất hợp pháp trong việc chuyển nhượng rồi dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu.
    Đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất. Trong toàn bộ diện tích đất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long phần chủ yếu là đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền hàng năm nên không được phép chuyển nhượng. Ngoài ra lại có: 3.332,4m2 là đất nông nghiệp Nhà nước cấm mua bán chuyển nhượng. Rồi lại còn 1.168m2 mang tên cá nhân bà Lê Thúy Hằng. Những đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng nêu trên không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.
    Về tài sản hai bên chưa có biên bản bàn giao cơ sở mà bố con ông Sơn đã chộp giật, luồn lách để đổi thành tên ông Sơn cùng vợ con. Dẫu luồn lách cách gì thì cũng phải có chính chủ đứng ra làm lại thủ tục một cách tuần tự và hợp pháp. Nhưng bây giờ thực hiện việc đó mang pháp danh gì? Nếu như bố con ông Sơn không làm thủ tục hoàn lại giấy tờ như ban đầu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long…! Rồi còn bao thủ tục bắt buộc khác mà không thể đốt cháy giai đoạn bằng tiền…! Việc mua bán chuyển nhượng tương tự như Bảo Long với Bảo Sơn người ta vẫn làm được trong sự thỏa thuận. Từng bước tháo gỡ, giải tỏa để đi đến kết quả. Chứ không ai lạm dụng công quyền để lừa lọc, cưỡng bức đối tác mà thành. Bài học cũ kĩ này lại rất mới đối với kẻ bảo thủ cậy thế hại người.

    (Xin vui lòng nhấp vào đây để xem ảnh đoạn ghi lời khai và VIDEO CLIP đàm thoại giữa ông Ngô Quang Du với ông Khai và Cán bộ Bảo Long ).
    (Xin vui lòng nhấp vào đây để xem VIDEO CLIP đàm thoại giữa ông Phạm Hồng Hải Ninh với ông Khai ).

    Trả lờiXóa
  30. Câu 19: “Bảo Sơn” Mang danh nghĩa Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long Kiến nghị Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội về việc thu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các công ty trực thuộc Tập đoàn Bảo Long đang đóng trong khuôn viên Bảo Long với lý do chủ sở hữu là Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long hiện vợ chồng con cái ông Sơn đứng tên trong danh sách thành viên và con gái ông Sơn là Nguyễn thị Thu Hà đại diên pháp lý với chức danh Tổng giám đốc không chấp nhận cho tiếp tục sử dụng mặt bằng ! Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai Trả lời:
    Trước hết phải đặt vấn đề “ Bảo Sơn” có đủ tư cách pháp lý quyền sở hữu hoặc quyền sử đụng khuôn viên Bảo Long không?
    Không ai giám công nhận điều đó bởi: Hiện các loại giấy tờ về đất đai nhà xưởng và giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp mà « Bảo sơn » có được là từ sự lừa đảo, luồn lách chạy chọt bất hợp pháp… ! Nếu các loại giấy tờ đó hợp pháp và được các cơ quan chức năng công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng thì tại sao cả gần hai năm nay « Bảo Sơn » không được sử dụng đất đai nhà xưởng trong khuôn viên Bảo Long và tại sao không được đặt văn phòng tại đó ? và tại sao đã khởi kiện « Bảo Long » trước Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội về việc tranh chấp rồi sau 4 tháng đối chất lại phải « bẽn lẽn, sấu hổ » xin rút đơn khởi kiện ?
    “Bảo Sơn” Mang danh nghĩa Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long làm đơn Kiến nghị Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội về việc thu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các công ty trực thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long đóng trong khuôn viên Bảo Long . Đơn kiến nghị lại tới tay Bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội giải quyết ! Bà Bùi Thị Phượng chính là người đã tiếp tay cho ông Sơn trong việc chiếm đoạt pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (ký giấy chứng nhận thay tên đổi toàn bộ thành viên là ngang tắt, không tuân thủ quy chế và luật doanh nghiệp). Vấn đề này chúng tôi đã làm đơn tố cáo lên các cơ quan cấp trên và đang chờ kết quả phân xử. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà Bà Bùi Thị Phượng ký và cấp cho « Bảo Sơn » là gian trá, nhầy nhụa và bẩn thỉu !

    Trả lờiXóa
  31. Bởi vậy bố con ông Sơn đứng tên pháp danh nhưng đâu giám ra mặt để sử dụng. Phải ban hư danh “Phó Tổng giám đốc” cho Nguyễn tiến Lợi để kẻ dày mặt, thiếu hiểu biết và vô lương chi này phải « Đâm lao theo lao và cố đấm ăn xôi ! » Hắn đã đâm đơn mấy lần rồi nhưng đều bị Bà Bùi Thị Phượng giải thích và bác bỏ bằng văn bản, nhưng nó vẫn lần nhần tái kiến nghị… !
    Bà Bùi thị Phượng nếu đủ kỹ năng bản lĩnh thì phải rằn mặt Nguyễn tiến Lợi rằng: « …Tôi đã luồn lách trầy chật để làm cho các người giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thì “ăn vụng phải biết chùi mép” ! Sao lại cứ bới thối ra để ngửi!?”
    Xin đơn cử vài vấn đề về việc Bà Bùi Thị Phượng tiếp tay cho ông Sơn trong việc chiếm đoạt pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (ký giấy chứng nhận thay tên đổi toàn bộ thành viên là ngang tắt, không tuân thủ quy chế và luật doanh nghiệp).
    Khi « Bảo Long » và « Bảo Sơn » chưa phát sinh mâu thuẫn và đã thống nhất những công việc chung thì việc bảo nhau ký vào các văn bản là không khó khăn gì và “Bảo Long” không hề nghĩ đến việc cần phải cảnh giác…! “Bảo Long” thực sự không biết đơn vị làm dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp là ai và không hề trả tiền thuê dịch vụ cho họ. Tuy nhiên Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai có ký vào văn bản thuê dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp, bởi lúc đó Ông Khai là đại diện pháp lý công ty, đồng thời ông Khai cùng ông Nguyễn Hữu Sinh và bà Lê Thúy Hằng đã ký vào bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (văn bản đánh máy còn bỏ trống ngày chuyển nhượng). Trong hợp đồng có câu “…Tôi đã nhận đầy đủ số tiền chuyển nhượng vốn cổ phần và từ nay không kiện cáo gì..!” Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ thanh toán tiền chuyển nhượng vốn cổ phần, nhưng đến nay vẫn bội ước! Sau khi ký các văn bản trên cứ vài hôm lại thấy văn thư của “Bảo Sơn” đưa tờ giấy đánh máy các chức danh công ty và có chữ viết bằng bút chì để chỉ dẫn vị trí cần ký của mỗi người và nói rằng: “Bảo Sơn” nhờ ký để thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Ông Khai hỏi: Đã ký rồi mà, sao phải ký nhiều lần thế! Nhân viên văn thư trả lời: Họ nói là những bản trước chưa đúng thủ tục nên phải làm lại…! Thế rồi khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên “Bảo Long” mới hiểu được lý do “Bảo Sơn” nhờ ký nhiều lần do luật sư giải thích.
    Cụ thể là: Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp đầu tiên là để tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng. Việc tăng vốn thì đâu phải nhu cầu của “Bảo Long” (Bởi đã quá khó khăn về tài chính thì mới phải chuyển nhượng. Lấy tiền đâu mà tăng vốn và chuyển nhượng cho người ta rồi thì tăng vốn để làm gì!). Việc nhờ ký làm thủ tục tăng vốn là do nhu cầu của gia đình ông Nguyễn Trường Sơn vì họ cần “phân chia, phân tán” tài sản cho vợ và các con đồng thời để đối phó với vụ kiện đòi chia tài sản của ông Bùi Đức Minh – nguyên là con rể…!

    Trả lờiXóa
  32. – Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ hai với lý do là:
    Theo luật doanh nghiệp: “Các công ty cổ phần” sau 36 tháng hoạt động thì không được thay đổi các thành viên sáng lập (Những người đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp) dù họ bán hết cổ phần rồi vẫn phải để tên mà ghi vốn cổ phần bằng “không”. Những người góp vốn sau 36 tháng hoạt động thì không được ghi tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp mà chỉ được ghi danh sách trong sổ góp cổ đông. Chính vì vậy bà Bùi Thị Phượng đã giúp ông Sơn lách luật bằng cách thay đổi Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Y dược Bảo Long.
    – Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ ba với lý do là:
    Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, Ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng thành tên ông Nguyễn Trường Sơn cùng vợ và hai cô con gái, đồng thời để cô con gái út là Nguyễn Thị Thu Hà mang danh nghĩa Tổng giám đốc, đại diện pháp lý.
    – Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ tư với lý do là:
    Trả lại hình thức doanh nghiệp như cũ (từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long) để phù hợp với văn bản thuê đất dự án và các văn bản khác….
    Cả một quá trình luồn lách dài dòng và nhũng nhiễu đến chóng mặt mà bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng đăng ký kinh doanh số 3 giúp ông Sơn thực hiện với thời gian chỉ hơn một tháng…!
    Việc lách luật trên vẫn chưa đủ điều kiện pháp lý bởi còn thiếu những điều kiện cơ bản là:
    – Biên bản họp với sự nhất trí của đại hội đồng cổ đông (Cổ đông của Công ty CP Tập đoàn y dược Bảo Long hàng trăm người chứ phải chỉ có ba người đứng tên trong đăng ký kinh doanh). Đồng thời chưa có văn bản đánh giá về giá trị cổ phiếu của thời điểm chuyển nhượng…
    – Căn cứ Điều 5 (Quyền hạn và trách nhiệm của Bên B – Bên nhận chuyển nhượng) Được ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” Với nội dung là : « 5.2 : Thanh toán đủ và đúng hạn toàn bộ tiền chuyển nhượng 100% vốn cổ phần của các cổ đông trong công ty cùng tài sản chuyển nhượng và bản quyền thương hiệu sản phẩm và các thành viên góp vốn bổ sung cùng giá trị sinh lời đúng quy định tại điều 1 Hợp đồng này… »
    « 5.3: Không được chuyển nhượng lại phần vốn chuyển nhượng 100% vốn cổ phần của các cổ đông trong công ty cùng tài sản chuyển nhượng và bản quyền thương hiệu sản phẩm và các thành viên góp vốn bổ sung cùng giá trị sinh lời khi chưa hoàn thành các thủ tục với bên A »
    « 5.4 : Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã được ký kết liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã ký trước đó (Nhưng không chịu trách nhiệm công nợ trước đó »

    Trả lờiXóa
  33. Căn cứ vào 3 khoản trên « Bảo Sơn » đã có nhiều hành vi ngang trái vi phạm nội dung văn bản hợp đồng chuyển nhượng đã ký !
    – Gần 5ha đất trong khuôn viên Bảo Long đã được nhà nước cho đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long là : Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo long thuê để thực hiện dự án : « Sản xuất thuốc y học cổ truyền, khám chữa bệnh phục vụ cộng đồng… ». Khi Bố con ông Sơn chiếm đoạt pháp danh đơn vị đứng quyền sử dụng khuôn viên Bảo Long là: Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo long thì theo quy chế và luật doanh nghiệp họ không thể đứng tên được bởi những người là vợ chồng con cái trong gia đình ông Sơn không ai có văn bằng Y Dược. Để cố tình đăng ký, họ đã xóa bỏ chức năng « Sản xuất thuốc y học cổ truyền và khám chữa bệnh phục vụ cộng đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo long … » Vậy là trái với mục đích thuê đất ! Mà theo luật về sử dụng đất đai. Nếu doanh nghiệp sử dụng đất thuê của nhà nước sai mục đích thì phải thu hồi ! Bà Bùi thị Phượng đâu phải không biết điều này mà sao vẫn ký và cấp giấy chứng nhận trái nguyên tắc và pháp lý cho bố con ông Sơn?
    Vấn đề trên cũng gần như những sự vụ trước đây: “Bảo Sơn” tự coi tài sản và khuôn viên Bảo Long là của mình để thực hiện những hành vi bỉ ổi, tàn ác và phi pháp rồi đã bị pháp luật sử lý và bị dư luận công chúng, báo chí vạch trần. Cụ thể như sau:
    1. “Bảo Sơn” mang pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo long ký cho Công an thị xã Sơn tây mượn một số nhà xưởng giữa trung tâm khuôn viên Bảo Long để làm trụ sở đồn Công an Đồng mô.
    Đồn Công an Đồng Mô trong Khuôn viên Bảo Long
    Ngày 27 tháng 02 năm 2012 lợi dụng lúc Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai công tác tại nước ngoài“ Bảo Sơn” đã cho một số đối tượng lạ mặt tới khoan phá sàn tầng 2 tòa nhà 10 tầng khu văn phòng của Tập đoàn Bảo Long. Cán bộ “Bảo Long” không ngăn cản được sau đó đã phải cắt cầu dao điện, buộc nhóm khoan phá phải ngừng tay.Sáng hôm sau ngày 28-2-2012 Trung tá Khuất Văn Tiến – Phó đồn Công an Đồng Mô cùng ông Tạ Văn Hùng – Phó Công an xã Cổ Đông đã triệu tập một số cán bộ Bảo Long tới văn phòng đem những văn bản do “Bảo Sơn” cung cấp và với lý lẽ không thuyết phục ép Bảo Long phải mở cửa hướng Tây Nam của tòa nhà 10 tầng cho Bảo Sơn chở máy phát điện và máy khoan vào khoan phá sàn tầng 2 để lắp thang máy…! (Tòa nhà này hiện đã có hai thang máy vẫn hoạt động bình thường). “Bảo Long” yêu cầu chờ Tổng giám đốc ở nước ngoài về. Ông Khuất Văn Tiến nói: “Nhỡ Tổng giám đốc Bảo Long ốm nằm hàng tháng ở nước ngoài cũng phải chờ à! Nếu không mở cửa thì chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế”. “Bảo Long” yêu cầu phải có lệnh hợp pháp mới được cưỡng chế. Ông Tiến vỗ tay lên ngực hùng hổ nói: “Tôi mặc sắc phục Cảnh sát đây! Nhận lệnh của chỉ huy đây…!” Sau đó ông Tiến đã cho con trai ông ta là Khuất Văn Việt (nhân viên bảo vệ của Bảo Sơn) cùng một số tội phạm trộm cắp, nghiện hút dưới sự hỗ trợ của công an đồn Đồng Mô và Công an xã Cổ Đông phá cửa tràn vào khu nhà 10 tầng thực hiện việc khoan phá. Họ hung hãn xô đẩy quật ngã những nữ công nhân chân yếu tay mềm.

    Trả lờiXóa
  34. “Xin vui lòng nhấp vào đây để xem Video clip”
    “Bảo Long” đã điện thoại cho 113 Công an Hà Nội và 113 Công an Sơn Tây kêu cứu. Nhưng cũng như những lần trước họ chẳng hề để ý. Cán bộ “Bảo Long” phải trực tiếp tới phòng làm việc Đại tá Trần Quang Lịch – Trưởng Công an Thị Xã Sơn Tây. Nhưng tại đó ông ta đang bận nói chuyện với ông Nguyễn Trường Sơn – chính là kẻ chủ mưu tàn phá “Bảo Long” nên không muốn tiếp công dân với mỗi tờ đơn trình báo…! “Bảo Long” đã kêu cứu các cơ quan truyền thông báo chí và ngay lập tức đã được các phóng viên, nhà báo tới. Bọn phá hoại hung hãn là vậy nhưng đã phải ngừng tay trước ánh mắt của các nhà báo!
    Mục đích của sự cưỡng bức, tàn phá trên là vô cùng thâm độc và nguy hiểm. Nó không ngoài mưu đồ cài đặt tội lỗi để ăn vạ. Cán bộ công nhân viên và học sinh “Bảo Long” hầu hết là con nhà võ, tuy nhiên họ đã được giáo dục chu đáo và luôn mang trong mình một tinh thần cao thượng nên kìm chế được bức xúc không để xảy ra bạo lực và không bị “dính đòn lừa của bọn tiểu nhân…”.
    Sự vụ trong mưu đồ hèn mạt để buộc tội đã được nhiều Báo đăng tin phê phán và coi đó là hành vi vô cùng nguy hiểm. Nó có nguy cơ bạo lực gây đổ máu còn lớn hơn nhiều so với vụ việc vừa xẩy ra ở “Tiên Lãng – Hải Phòng”! Qua thông tin từ báo “Đại Đoàn kết” và báo “Người cao tuổi”, Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã cho phép Lãnh đạo Tập đoàn y dược Bảo Long tường trình, báo cáo cụ thể sự vụ. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lập tức điện thoại cho một số các đồng chí lãnh đạo Thị ủy, UBND Thị xã Sơn Tây, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Công an. Yêu cầu giải quyết ngay sự vụ…! Mấy ngày sau Đồn Công an Đồng Mô do ông Nguyễn Trường Sơn cùng Công an Thị xã Sơn Tây đặt giữa trung tâm khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long đã phải chuyển đi, trả lại toàn bộ phòng ốc bị cưỡng bức chiếm đoạt cùng thiết bị, đồ dùng công cụ…cho Tập đoàn Y dược Bảo Long.

    Trả lờiXóa
  35. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu Nghe Cử Nhân Trần Thy Nga
    Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Y Dược Bảo Long
    Đọc báo cáo về công tác xã hội hóa Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Thể thao
    và sự vụ ” Bảo Long” bị cưỡng chế, chiếm đoạt hủy hoại tài sản
    2. Khi Đồng chí Đặng Quang Tuất triển khai việc quy hoạch kiến trúc (Tháo rỡ 21m tường rào, chặt những cây trước cửa nhà 4 tầng) “Bảo Sơn” đã nhờ đường dây quan hệ để thực hiện hành vi độc ác và vô liêm sỉ…! (Muốm ăn vạ để khởi tố và bắt giam cán bộ “Bảo Long”! Thế rồi Đại tá Trần Quang Lịch – Trưởng công an thị xã Sơn Tây đã “Nhắm mắt” chỉ đạo Công an TX Sơn Tây khởi tố vụ án…! (Rồi kéo theo những hành vi bê bối và phi lý như câu số 15 chúng tôi đã trả lời!) !
    CÂU 20: Ngày 28 tháng 6 năm 2012 Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đăng báo “Điện tử Kiến thức” mời thầu thiết bị y tế. Bệnh viện này có phải tên cũ là Bệnh viện đa khoa Bảo Long không? Ông nhận định về việc mời thầu này như thế nào?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn chính là Bệnh viên đa khoa Bảo Long đã bị ông Nguyễn Trường Sơn lừa đảo, chiếm đoạt rồi luồn lách để đổi đăng ký kinh doanh bất hợp pháp (thay hết các thành viên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành tên ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Đồng thời thay cả tên người chịu trách nhiệm pháp lý (Giám đốc Bệnh viện) là Bác sĩ Nguyễn Văn Huệ thành ông Trịnh Đình Cần – Nguyên Vụ trưởng Vụ tổ chức Bộ Y tế.
    Bệnh viện là một ngành kinh doanh có điều kiện. Việc thay đổi trên, ông Sơn chỉ thông qua Sở Kế hoạch Đầu tư mà chưa được sự hiệp y của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội là sai nguyên tắc. Ngày 07/7/2011, Sở Y tế Hà Nội đã triệu tập cuộc họp để giải quyết. Trong văn bản cuộc họp, ông Nguyễn Trường Sơn đã hứa:
    “…Sẽ làm thủ tục trả lại pháp danh và con dấu cho Bệnh viện Bảo Long. Văn bản giấy trắng mực đen còn đó nhưng vốn là một kẻ ngông cuồng cậy tiền, cậy thế và có nghề luồn lách. Sau ba tuần kể từ ngày hứa hẹn, ông ta không những không trả lại pháp danh con dấu mà còn sai ông Trịnh Đình Cần người được thuê đứng tên đại diện pháp lý Bệnh viện ra văn bản cho bệnh viện ngưng hoạt động (kể từ ngày 02/8/2011). Khiến hàng trăm thầy thuốc, y bác sĩ và CBCNV phải nghỉ việc. Máy móc thiết bị, đồ dùng y cụ dần trở thành đồ phế thải.
    Nội dung “Bảo Sơn” thông báo mời thầu ngày 28/6/2012 như sau:
    “… Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn (thuộc Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn) hợp tác với Bệnh viện Elisha – Isarel đầu tư bệnh viện quy mô 200 giường bệnh tiêu chuẩn Châu Âu đang có kế hoạch mua toàn bộ trang thiết bị y tế trang bị trong bệnh viện Bảo Sơn tại Sơn Tây và phòng khám tại 52 Nguyễn Chí Thanh cho các khoa: Sản phụ khoa, hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo (IUI), ung bướu, tim mạch, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt và chẩn đoán hình ảnh.
    Kính mời các nhà thầu có đủ khả năng cung cấp các trang thiết bị cho bệnh viện gửi hồ sơ tham gia dự thầu.

    Trả lờiXóa
  36. Thời gian bắt đầu bán hồ sơ thầu: 29/06/2012.
    Hạn chót nộp hồ sơ thầu: 6/7/2012…”
    Tôi cho rằng là một doanh nghiệp tư nhân, trong cơ chế thị trường hiện nay, với khả năng, điều kiện sẵn có lại liên kết với đối tác nước ngoài thì việc mua máy móc dạng đặc biệt chuyên ngành y tế việc gì phải thông báo mời thầu trên thông tin đại chúng để “toàn dân được biết…!”
    Hiện mưu đồ lừa đảo chiếm đoạt các pháp danh thương hiệu của “Bảo Long, trong đó có Bệnh viện đa khoa Bảo Long bất thành khiến Bệnh viện mà “Bảo Sơn” đã chiếm đoạt (mang tên: Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn) không đủ điều kiện pháp lý để hoạt động. Tuy nhiên “Bảo Sơn” đã vội vã ký hợp đồng với Bệnh viện Elisha – Isarel đã qua một năm. Nếu không động đậy triển khai hoạt động hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì sẽ phải trả lại tiền cho đối tác mà còn bị phạt. “Bảo Sơn” dở trò thông báo triển khai hoạt động, đồng thời sẽ cố ý tạo ra một trở ngại khách quan mang tính “bất khả kháng” để được thanh lý hợp đồng mà né được hậu họa phải bồi thường cho đối tác.
    Ngoài ra việc mời thầu trên còn để chữa ngượng và mang thủ đoạn cũ kỹ, vụng về đối phó với sự chiếm đoạt bất thành.
    CÂU 21. Tập đoàn Y dược Bảo Long có bao nhiêu công ty, trường học, bệnh viện? Tại sao lại có 2 công ty trùng tên là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội? Vì sao Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội được thành lập từ ngày 20/3/2009 mà đến ngày 19/8/2011 mới bắt đầu hoạt động?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Tập đoàn Y dược Bảo Long có 15 Công ty, trường học, bệnh viện trực thuộc. Từ năm 1993 đã có Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh. Chuyên ngành sản xuất Đông dược và đã mở chi nhánh tại Hà Nội và Hà Tây (cũ) để sản xuất Đông dược với mục đích cung cấp sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc. Nhằm tăng điều kiện giao dịch và phát triển thị trường, Tập đoàn Y dược Bảo Long đã thành lập Công ty TNHH Đông dược và mỹ phẩm Bảo Long tại xã Cổ Đông, TX Sơn Tây (số ĐKKD 0302000114 cấp ngày 12/3/2001, sau đó đổi tên là Công ty TNHH Dược phẩm Sinh học Bảo Long. Đến ngày 14/11/2007 thì đổi tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng chính là sản xuất Đông dược.

    Trả lờiXóa
  37. Với nhu cầu nâng cấp chất lượng Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP để xuất khẩu, đồng thời Bộ Y tế cũng có chỉ thị: “Tất cả các Công ty sản xuất Đông dược đến năm 2010 phải đạt tiêu chuẩn GMP, nếu không đạt thì sẽ cắt giấy phép sản xuất”.
    Để xây dựng nhà máy Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP thì kinh phí phải chi trên dưới 100 tỷ VNĐ. Nếu Bảo Long duy trì cả hai cơ sở sản xuất (ở TP. Hồ Chí Minh và cả ở Hà Nội) thì tốn kém và thực tế không sử dụng hết công xuất. Do vậy đã quyết định sáp nhập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long tại TP. Hà Nội để xây dựng một nhà máy GMP tại Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội.
    Khi thực hiện quyết định này thì phát sinh vấn đề là: Hiện Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long – TP. Hồ Chí Minh có trên 40 sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành, nếu sáp nhập vào Công ty CP. Tập đoàn Y dược Bảo Long sẽ bị tự mất bản quyền (theo quy định của ngành y tế muốn chuyển bản quyền cho đơn vị khác thì phải làm hồ sơ gần như xin đăng ký sản phẩm mới, với thời gian từ 6 tháng đến hơn 1 năm). Như vậy việc sản xuất sẽ bị gián đoạn…
    Được sự tham mưu, tư vấn của các chuyên gia về quản lý y dược, Tập đoàn Y dược Bảo Long đã thành lập thêm một Công ty sản xuất Đông dược cùng địa chỉ và ngay cạnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mang tên đúng như Công ty ở TP. Hồ Chí Minh đó là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Đồng thời làm thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu hành Đông dược để sau đó làm “một động tác” là: “chuyển nhượng toàn bộ cơ sở của Công ty này cho Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long – TP. Hồ Chí Minh”. Khi ấy Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long – TP. Hồ Chí Minh chuyển ra chỉ việc sản xuất với đúng tên của mình mà chỉ khác địa chỉ là Hà Nội. Sau đó xây dựng một nhà máy GMP cho cả hai công ty tại một địa điểm.
    Ngày 29/7/2009, chúng tôi đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận số 0102038092 cho phép thành lập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhưng phải hoàn thiện cơ sở và chờ Bộ Y tế thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc, sau đó lại làm thủ tục xin đăng ký các sản phẩm thuốc. Đến ngày 22 tháng 5 năm 2008 mới được Cục Quản lý Dược cấp giấy cho phép sản xuất sản phẩm mang tên: Trường xuân Ích thọ hoàn và Linh chi lục vị và đến ngày 19/11/2009 đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.

    Trả lờiXóa
  38. Những vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện nhưng kế hoạch xây dựng nhà máy GMP bị tạm ngưng do sự suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước.
    Mục đích thành lập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại Cổ Đông, TX Sơn Tây Hà Nội là không phải để sản xuất kinh doanh thông thường. Vì tại đây chúng tôi đã có Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà chỉ để chuyển Công ty cùng tên ở Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh ra không bị gián đoạn sản xuất.
    CÂU 22. Có thông tin cho rằng: Đoàn Thanh tra Thuế thuộc Cục thuế Hà Nội đã tổ chức thanh tra thuế hai công ty thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long là: Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long HN và Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã phát hiện hai Công ty này trốn thuế và đã lập biên bản truy thu. Đồng thời báo điện tử Năng lượng mới (petroTimes) lúc 7h00 ngày 13 tháng 12 năm 2012 có đăng bài: “Nối gót Coca- Cola Bảo Long cũng làm nghèo đất nước” và lúc 7h00 ngày 15 tháng 12 năm 2012 đăng bài: “Kiến nghị Công an Hà Nội xử lý trốn lậu thuế ở Tập đoàn Bảo Long”! Ý kiến của ông thế nào về thông tin trên?
    Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Y học Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường trả lời:
    Thông tin trên là hoàn toàn thất thiệt! Nó được cấu thành từ một nhóm Công an, Công quyền cùng Phóng viên, Nhà báo suy thoái phẩm chất, phụng sự kẻ lừa đảo triệt hại các thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và pháp danh, thương hiệu !
    Gần hai năm qua chúng đã gây hàng loạt hành vi tàn bạo, gian trá và vô liêm sỉ, lạnh lùng, vô cảm “ngậm máu phun người” như đơn tố cáo của tôi và của Ban liên lạc Cựu chiến binh đoàn 198 Đặc công. Ban liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 305 Bộ binh, Dù, Đặc công và Ban liên lạc Cựu chiến binh Đoàn 41 Đặc công Anh hùng đại diện cho hàng ngàn đồng đội của tôi đã tố cáo trước công chúng đồng thời kiến nghị đến các Bộ ngành liên quan).
    Thực chất qua quá trình thanh tra thuế ở Tập đoàn Bảo Long, Đoàn Thanh tra thuế không hề có từ ngữ nào là: Tập đoàn Bảo Long trốn thuế!

    Trả lờiXóa
  39. 1. Đối với Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long HN, Đoàn Thanh tra Thuế tổ chức thanh tra thuế từ năm 2008 đến hết năm 2011 và kết luận: “Công ty TNHH Đông Nam dược HN hạch toán sai chế độ. Cụ thể là: Hạch toán chi phí một số khoản chưa phù hợp với doanh thu tính thuế”. Và quyết định xử phạt 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng). Đây là một lỗi nhỏ mà hầu hết các doanh nghiệp thường mắc phải. Sau mấy tháng, ngày 30 tháng 11 năm 2012 đại diện Đoàn thanh tra lại cáo lỗi với “Bảo Long” là bị nhầm về áp dụng quy chế phạt và xin được điều chỉnh tăng tiền phạt thêm 3 triệu đồng. Bảo Long “đồng ý” và họ đã trình lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định.
    2. Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long căn cứ vào biên bản thanh tra thuế ngày 02 tháng 08 năm 2012 mã số: 0500422419 Đoàn Thanh tra Thuế chỉ thanh tra thuế trong ba năm: Từ ngày 01/01/2008 đến tháng 7/2011. Bởi từ tháng 7 năm 2011 “Bảo Sơn” được sự tiếp tay của một số Công quyền nhân vật chính là bà Bùi Thị Phượng – Phó Trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội tiếp tay đã dùng thủ đoạn gian trá, lừa đảo chiếm đoạt pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và đổi tên toàn bộ những thành viên sáng lập đứng tên trong giấy đăng ký doanh nghiệp thành tên ông Nguyễn Trường Sơn cùng vợ và hai con gái. Con gái út ông Sơn là Nguyễn Thị Thu Hà đứng danh nghĩa đại diện pháp lý với chức danh Tổng giám đốc).
    Sau quá trình thanh tra, Đoàn Thanh tra lập bản số liệu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long phải truy thu một số tiền như sau:
    1. KHOẢN THỨ NHẤT:
    Năm 2008 Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập và có mua của Công ty sứ Hải Dương 2000 bộ ấm trà để tặng khách hàng mang tính quảng bá thương hiệu với tổng số tiền là: 735.000.000 đồng (Bảy trăm ba mươi lăm triệu đồng). Việc mua bán có hóa đơn đỏ số 43926 ngày 05/4/2008. Số tiền này đã được Chi Cục thuế Sơn Tây chấp nhận trong hạch toán và đã quyết toán thuế. Tuy nhiên đoàn Thanh tra thuế thuộc Cục thuế HN cho rằng: Số tiền mua 2000 bộ ấm trà trên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long lấy lợi nhuận để mua tặng khách hàng và CBCNV nên không chấp nhận cho đưa vào hạch toán…!

    Trả lờiXóa
  40. 2. KHOẢN THỨ HAI:
    Số tiền là: 938.853.947 đồng (chín trăm ba mươi tám triệu, tám trăm năm ba nghìn chín trăm bốn bảy đồng) là do giá trị những máy móc, ô tô… có giấy đăng ký sử dụng hiện mang tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Nay Công ty này chuyển nhượng cho “Bảo Sơn” nên phải làm thủ tục bán cho Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long để chuyển tên trong giấy chứng nhận đăng ký sử dụng. Đây là việc làm để hợp thức hóa thủ tục giấy tờ trong nội bộ nhưng phải viết hóa đơn đỏ thì mới chuyển tên được mà đã viết hóa đơn đỏ thì phải đóng thuế! Tuy nhiên việc chuyển nhượng có viết hóa đơn đỏ trên được thực hiện sau tháng 7 năm 2011 nên không thể quy trách nhiệm cho “Bảo Long”.
    3. KHOẢN THỨ BA:
    Khi “Bảo Long” xin phép thành lập Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long tại khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long (xã Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cũ) mà khuôn viên này thì do Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đứng tên thuê mặt bằng để làm dự án và mang quyền sử dụng. Theo nguyên tắc thì Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long phải làm thủ tục thuê mặt bằng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thực chất việc làm hợp đồng thuê mặt bằng này là mang tính hình thức, bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long đều do ông Nguyễn Hữu Khai là chủ đầu tư với chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì thế bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long cho rằng đó là “vấn đề trong một nhà” nên đã không làm thủ tục giao nhận tiền thuê mặt bằng và điện nước! Do đó không xuất hóa đơn và kê khai thuế tiền thuê mặt bằng và điện nước.
    Tương tự như việc thành lập Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long. Khi xin phép thành lập trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long tại khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long (xã Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cũ). Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long cũng phải làm thủ tục thuê mặt bằng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo long và thực chất việc làm hợp đồng thuê mặt bằng này cũng là mang tính hình thức, bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long đều do ông Nguyễn Hữu Khai là chủ đầu tư với chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì thế bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long cũng không làm thủ tục giao nhận tiền thuê mặt bằng và điện nước!
    Năm 2008 đã không xuất hóa đơn và kê khai khoản doanh thu từ việc cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thuê mặt bằng, điện, nước từ tháng 01 đến hết tháng 10/2008 là: 728.204.720đ. Số thuế GTGT 10% phải nộp là: 72.820.472đ.

    Trả lờiXóa
  41. Năm 2009 đã không xuất hóa đơn và kê khai các khoản doanh thu từ việc cho Bệnh viện đa khoa Bảo Long và trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thuê mặt bằng, điện nước với giá trị doanh thu bằng: 138.942.212đ. Thuế GTGT 10%: 13.894.221đ.
    Năm 2010 đã không xuất hóa đơn và kê khai các khoản doanh thu từ việc cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Long và trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thuê mặt bằng, điện nước với giá trị doanh thu bằng: 66.037.363đ. Thuế GTGT 10%: 6.603.736đ.
    4. KHOẢN THỨ TƯ:
    1. Kê khai thiếu doanh thu (lệch báo cáo): 103.177.885đ, thuế GTGT bằng: 10.317.788đ.
    2. Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào giảm theo giá trị tiền bằng 735.000.000đ, GTGT được hoàn của khoản trên bằng: 73.500.000đ.
    3. Theo tờ khai năm 2007 chuyển sang Công ty còn được khấu trừ: 10.317.786đ. Vậy tổng thuế GTGT phải nộp năm 2008 là: 144.678.830đ.
    4. Thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc không kê khai thuế GTGT ở trên cũng như bị loại bớt chi phí dẫn đến doanh nghiệp đã không xác định đúng doanh thu nên số tiền thuế TNDN phải nộp là: 381.962.858đ.
    5. Thuế TNDN từ việc xác định doanh thu tăng do việc cho thuê mặt bằng và giảm chi phí khác như khấu hao tài sản làm ra tăng thuế TNDN là: 51.590.246đ.
    6. Thuế TNDN cũng tăng tương ứng do doanh thu tăng và một số khoản chi phí không được tính nên làm tăng số thuế TNDN là: 43.439.371đ.
    Năm 2011 thì mất gần 30 ngày trong tháng 01 và tháng 02 nghỉ tết nguyên đán. Đồng thời từ đầu năm đã ký hợp đồng đầu tiên là liên doanh, liên kết sau đó thành chuyển nhượng cho “Bảo Sơn”. Ông Nguyễn Trường Sơn được bầu là chủ tịch HĐQT và “Bảo Sơn” giữ con dấu. Kể từ đó “Bảo Sơn” bắt đầu hành vi lừa đảo chiếm đoạt pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tới cuối tháng 6 năm 2011 thì hoàn tất việc đổi tên toàn bộ những thành viên sáng lập đứng tên trong giấy đăng ký doanh nghiệp thành tên ông Nguyễn Trường Sơn cùng vợ và hai con gái. Con gái út ông Sơn là Nguyễn Thị Thu Hà đứng danh nghĩa đại diện pháp lý với chức danh Tổng giám đốc. Vì thế “Bảo Long” không làm được tờ khai thủ tục thuế. Đoàn Thanh tra thuế đã kê khai số liệu yêu cầu phải nộp tiền thuế GTGT với thuế suất 5% cộng với số tiền chuyển nhượng tài sản có viết hóa đơn đỏ như trên là: 942.159.993 đồng).

    Trả lờiXóa
  42. Tổng cộng số tiền phải truy thu là: 1.980.351.714 đồng. Phần không thể quy trách nhiệm cho “Bảo Long” là: 942.159.993 đồng.
    1.980.351.714 đồng – 942.159.993 đồng = 1.038.191.721 đồng (một tỷ, không trăm ba tám triệu, một trăm chín mốt nghìn, bảy trăm hai mốt đồng).
    Với những lỗi như trên của “Bảo Long”
    Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29/12/2006;
    Căn cứ các văn bản luật, pháp lệnh về thuế;
    Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
    Căn cứ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
    Quy định: Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, bao gồm:
    1. Hành vi vi phạm về chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định;
    2. Hành vi vi phạm lập, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế;
    3. Hành vi vi phạm về chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;
    Như vậy “Bảo Long” đã vi phạm pháp luật về thuế. Theo thông tư hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế của Bộ Tài chính số: 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 thì chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Trong các văn bản thanh tra Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long có văn bản tôi không chấp nhận vì số liệu trong nội dung biên bản chủ yếu nói về Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số: 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Tôi nhận thấy bất hợp lý bởi: Thanh tra Thuế là nhằm vào những thương vụ, những việc đã thực hiện buôn bán hoàn tất mà không đóng thuế hoặc đóng thuế không đủ chứ không ai thanh tra việc nộp thuế khi người ta đang thực hiện thương vụ!
    Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số: 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn hiện chưa hoàn tất. Hai bên chưa ký biên bản bàn giao, chưa ký biên bản thanh lý hợp đồng lại đang trong tình trạng bất đồng và có nguy cơ bất thành. Sự bất đồng mỗi ngày một căng thẳng trở thành sự vụ tranh chấp. Các cơ quan pháp lý và Tòa án đã vào cuộc, sự việc đang được xem xét. Vậy thì căn cứ vào đâu để nộp thuế mà đã bị thanh tra thuế!

    Trả lờiXóa
  43. Căn cứ vào những vấn đề nêu trên, chúng tôi đề nghị việc thanh tra thuế Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long chỉ thực hiện với những việc sản xuất kinh doanh mà chúng tôi đã thực hiện. Đoàn thanh tra đã chấp thuận và yêu cầu tôi làm văn bản gửi Cục thuế Hà Nội đề xuất về vấn đề trên. Tôi đã làm công văn gửi Cục thuế HN và gửi Đoàn thanh tra thuế. Sau đó Đoàn Thanh tra đã tách số liệu thuộc Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số: 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn và chúng tôi cùng cán bộ đoàn thanh tra đã ký xác nhận số liệu vào văn bản ngày 21 tháng 6 năm 2012.
    Đến ngày 02 tháng 8 năm 2012 Đoàn Thanh tra thuế lại lắp số liệu thuộc Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số: 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn vào văn bản yêu cầu chúng tôi ký và nói rằng: “cứ ký đi nếu việc chuyển nhượng cho “Bảo Sơn” mà hoàn tất thì mới phải nộp thuế mà bất thành thì thôi”. Chúng tôi cho rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Nếu chúng tôi ký thì tự làm hại mình, bởi tiếp tay cho “Bảo Sơn” lừa đảo và chiếm đoạt tài sản pháp danh thương hiệu của chúng tôi. Vì thế chúng tôi đã khước từ không ký.
    Ông Thái Dũng Tiến- Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Nội đã viết giấy triệu tập tôi cùng anh chị em kế toán tới trụ sở Cục thuế Hà Nội để ký văn bản. Nếu không tới sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhưng chúng tôi đã làm văn bản giải trình về việc không thể ký được và đã không tới Cục thuế Hà Nội để ký văn bản.
    Thế rồi lúc 7h00 ngày 13 tháng 12 năm 2012 báo điện tử Năng lượng mới (petroTimes) đăng bài: “Nối gót Coca- Cola Bảo Long cũng làm nghèo đất nước” và lúc 7h00 ngày 15 tháng 12 năm 2012 đăng bài: “Kiến nghị Công an Hà Nội xử lý trốn lậu thuế ở Tập đoàn Bảo Long” và trích dẫn: “Ông Thái Dũng Tiến – Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội vừa ký ban hành bản kết luận thanh tra số: 31441/KL-CT-TTr4 về việc trốn thuế ở Tập đoàn Bảo Long của ông Nguyễn Hữu Khai. Đồng thời cơ quan thuế cũng chuyển hồ sơ 39 tập tài liệu và kiến nghị công an TP Hà Nội xử lý hành vi trốn lậu thuế của Tập đoàn này!

    Trả lờiXóa
  44. Nguyễn Như Phong – Tổng biên tập Báo báo điện tử Năng lượng mới (petroTimes) cùng bọn đàn em lại nối tiếp hành vi “ngậm máu phun người” lu loa thổi phồng bóp méo sự việc với những lời lẽ hằn học và độc ác chỉ trích Bảo Long – Nguyễn Hữu Khai như phạm tội phản dân hại nước. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa hề nhận được thông tin gì từ Cục thuế Hà Nội!
    Ngày 18 tháng 12 năm 2012 Kế toán của “Bảo Long” điện thoại hỏi ông Bùi Công Anh Tuấn – phụ trách công tác thanh tra thuế ở “Bảo Long”. Ông Tuấn nói: Tới cục thuế ông ta sẽ đưa cho. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Trợ lý Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long tới và được ông Tuấn cho bản quyết định photocopy!
    Quyết định trên mang số: 31766/QĐ-CT-TTr4 do ông Thái Dũng Tiến – Phó cục trưởng Cục thuế Hà Nội ký ngày 05 tháng 12 năm 2012 về việc: Xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính qua thanh tra việc chấp hành thuế. Nội dung quyết định chỉ nói là: “Xử lý vi phạm hành chính qua thanh tra việc chấp hành thuế”. Không hề có cụm từ nào nói về việc: “Trốn thuế ở Tập đoàn Bảo Long của ông Nguyễn Hữu Khai. Đồng thời cơ quan thuế cũng chuyển hồ sơ 39 tập tài liệu và kiến nghị công an TP Hà Nội xử lý hành vi trốn lậu thuế” như Nguyễn Như Phong – Báo Năng lượng mới cùng bọn đàn em đưa tin rồi sao chép trên nhiều báo điện tử!
    Tại điều 2 của quyết định trên có ghi: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế quyết định số: 31442/QĐ-CT-TTr4 ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Cục Thuế Hà Nội.
    Tôi cho rằng: Nguyễn Như Phong có thể lấy tư liệu từ quyết định số: 31442/QĐ-CT-TTr4 ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Cục Thuế Hà Nội mà ông Thái Dũng Tiến – Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Nội đã tự bác bỏ! Tôi điện thoại hỏi ông Nguyễn Văn Bính với chức danh trưởng đoàn thanh tra thuế Bảo Long và ông Bùi Công Anh Tuấn – phụ trách công tác thanh tra thuế ở “Bảo Long”. Ông Nguyễn Văn Bính nói nguyên văn như sau: “Quyết định số: 31442/QĐ-CT-TTr4 ngày 03 tháng 12 năm 2012 do ông ta làm trình ông Thái Dũng Tiến – Phó Cục trưởng ký nhưng sai nên đã được thay bằng quyết định số: 31766/QĐ-CT-TTr4 cũng do ông Thái Dũng Tiến – Phó cục trưởng Cục thuế Hà Nội ký ngày 05 tháng 12 năm 2012! Tôi yêu cầu ông Nguyễn Văn Bính và ông Bùi Công Anh Tuấn cho tôi quyết định sai ấy, bởi nó đã được ký tên đóng dấu và tống đạt đến các cơ quan chức năng. Họ nói là: Sai thì đã bỏ lấy lại làm gì! Tôi yêu cầu phải có để đấu tranh với Nguyễn Như Phong cùng bọn đàn em cải chính thông tin thất thiệt. Cùng với những luận điểm thuyết phục của tôi, ông Bính và ông Tuấn hứa sẽ trình cấp trên nếu được thì gửi cho tôi sau!

    Trả lờiXóa
  45. (Xin vui lòng nhấp vào đây để tham khảo đàm thoại giữa ông Nguyễn Văn Bính và ông Nguyễn Hữu Khai)
    Tôi hỏi tiếp ông Tuấn: Tại sao ra quyết định cách đây hơn hai tuần mà không gửi cho tôi, tới khi báo chí đăng tin ì sèo chúng tôi mới biết. Ông ta nói: “Không gửi cho ông Nguyễn Hữu Khai vì ông Khai chỉ mang danh nghĩa cá nhân! Quyết định ông ta chỉ gửi cho “Bảo Sơn” là người đại diện đang giữ giấy chứng nhận doanh nghiệp và con dấu!
    Một lần nữa tôi xin khẳng định: Thông tin về việc Bảo Long trốn lậu là hoàn toàn thất thiệt! Gây ảnh hưởng rất lớn danh dự của chúng tôi và uy tín thương hiệu Bảo Long.
    Đây là lần đầu tiên “Bảo Long” vi phạm những lỗi như trên. Thực tình là “Bảo Long” không cố ý mà do không nắm rõ được quy chế, nguyên tắc. Mặt khác có phần mà cơ quan thuế địa phương đã công nhận và quyết toán thuế nhưng Đoàn Thanh tra lại phủ nhận. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng mấy năm trời, “Bảo Long” không hề được cán bộ phụ trách công tác thuế nhắc nhở và hướng dẫn. Chúng tôi tuân thủ quy chế pháp luật và luôn tạo điều kiện cho Đoàn Thanh tra thuế Hà Nội làm việc!
    Tôi Nguyễn Hữu Khai là người đứng tên chịu trách nhiệm về pháp lý của doanh nghiệp và toàn quyền điều hành nhưng tôi lại tập chung cho công việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân và tham gia giảng dậy võ thuật cho học sinh trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long nên việc quản lý tài chính kế toán, tôi đã ủy quyền cho nhiều cán bộ qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên những vấn đề vi phạm trên tôi xin nhận và hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bởi những cán bộ được ủy quyền thực hiện đều dưới sự điều hành của tôi.
    Nay tôi xin tuân thủ những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của Đoàn Thanh tra thuế TP Hà Nội và chấp thuận thương thuyết với người của “Bảo Sơn” hiện đang mang danh nghĩa đại diện pháp lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long để hoàn thành nghĩa vụ nộp những khoản tiền truy thu và các khoản tiền phạt theo quy định.

    Trả lờiXóa
  46. (Xin vui lòng nhấp vào đây để tham khảo đàm thoại giữa ông Bùi Công Anh Tuấn và ông Nguyễn Hữu Khai)

    CÂU 23 Trong điều kiệu, hoàn cảnh khó khăn về tài chính bởi ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cả nước . Việc trả lãi cho các cổ đông và trả vốn góp cổ đông không được suôn sẻ. Ông đã có những thông điệp và giải pháp như thế nào ?
    Lương y, Ts Nguyễn hữu Khai trả lời.
    Trong điều kiệu, hoàn cảnh khó khăn về tài chính bởi ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cả nước. Việc trả lãi cho các cổ đông và trả vốn góp cổ đông không được suôn sẻ. Cuối năn 2011 chúng tôi đã tổ chức cuộc họp đại cổ đông và đã báo cáo thông báo tình hình tài sản, tài chính và điều kiện thực tại. Hầu hết các cổ đông đều bày tỏ quan điểm cảm thông chia sẻ. Đồng thời với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ tập đoàn tôi đã có văn bản mang tính pháp quy nhận trách nhiệm trước các quý vị cổ đông góp vốn xây dựng tập đoàn Y dược Bảo Long. Xin được trích dẫn nguyên văn sau đây:
    TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
    Kính gửi: Quý vị góp vốn cổ đông xây dựng Tập đoànY dược Bảo Long
    Với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường và nhân danh cá nhân tôi – Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai xin gửi tới quý vị lời kính chào trân trọng và chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng và thiện cảm của quý vị đã góp vốn xây dựng Tập đoàn Y dược Bảo Long.
    Kính thưa: Quý vị
    Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường hoạt động khép kín với mô hình: Gieo trồng, sản xuất Đông dược, Mỹ phẩm thảo dược, thực phẩm thuốc, khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo. Với 15 Công ty, trường học, bệnh viện trực thuộc. Sản phẩm Đông dược Bảo Long Không chỉ phủ kín thị trường các tỉnh thành phố trong nước mà còn thành lập chi nhánh tại: Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức…để xuất khẩu sản phẩm. Hàng chục sản phẩm được cấp giấy phép lưu hành trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga, Lastvia, Ucraina, Cộng hòa Séc… Đặc biệt tại Trung quốc (cái nôi của nền y học phương Đông) cũng đã cấp giấy phép cho “Bảo Long” thành lập chi nhánh và lưu hành sản phẩm mang tên: “Thanh Long” đặc trị bệnh Tiểu đường.

    Trả lờiXóa
  47. (Xin vui lòng nhấp vào đây để xem Video “Ấn tượng Bảo Long”)



    Để chủ động cung cấp nguồn dược liệu sạch và chất lượng trong việc sản xuất thuốc và khám chữa bệnh. “Bảo Long” đã khôi phục nông trường dược liệu tại cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Nơi đây có thể trồng và phát triển hầu hết các chủng loại dược liệu có ở Trung Quốc.
    Đồng thời đã xây dựng Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành một điểm đến thân thiện của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều. Đặc biệt là đã được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, Campuchia tin tưởng, thường xuyên đến thăm và khám chữa bệnh.
    Ts Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng Bộ y tế Trao thư chúc mừng Của Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và lẵng hoa của Thủ tướng Phan Văn Khải Cho Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai nhân ngày ra mắt Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long
    Trong những năm qua đã điều trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo được các cơ quan truyền thông đăng tin ca ngợi là những điều kỳ diệu trong y học. Với gần 300 sản phẩm Đông dược, mỹ phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng. Cùng với kết quả điều trị đặc hiệu của Bệnh viện Đa khoa Bảo Long và các cơ sở khám chữa bệnh “Bảo Long Đường”. Thương hiệu y dược Bảo Long đã có uy tín rộng lớn với đông đảo công chúng trong nước và Quốc tế.

    Trả lờiXóa
  48. Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường và bản thân tôi được phát triển và thành đạt như trên là nhờ sự thương yêu, tin tưởng và góp vốn xây dựng từ quý vị. Tôi xuất thân từ một con nhà nông dân nghèo khó nên rất hiểu và quý trọng đồng tiền của quý vị từ bao nắng gió, mồ hôi nước mắt tạo ra và phải chắt chiu, thắt lưng buộc bụng trong sinh hoạt mới có được. Để khỏi phụ lòng tin yêu, tin tưởng của quý vị. Tôi luôn có ý thức bảo tồn vốn và tìm cách làm ăn chân chính để sinh lời. Trong những giai đoạn làm ăn thuận lợi, tiền bạc dư thừa tôi luôn tính việc củng cố và phát triển (mua thêm đất, xây dựng thêm xưởng, phát triển thêm sản phẩm và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường). Trong cuộc sống vẫn giữ gìn bản chất của mình, Luôn cần mẫn nghiên cứu, làm việc không quản ngày đêm. Không tiêu xài phung phí, không ăn chơi sa sỉ. Bản thân và gia đình luôn sinh hoạt đạm bạc, dành phần tài trợ nhân đạo và giúp đỡ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bất hạnh…!
    Kính thưa quý vị !
    Trong mấy năm nay làm ăn sa sút (việc xuất khẩu bị ngưng trệ bởi các nước bạn thay đổi điều kiện nhập khẩu (thuốc Đông dược phải đạt tiêu chuẩn GMP). Để xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Quốc tế thì phải tốn hàng trăm tỷ đồng. Thời gian này lại suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước. Không những không thể vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà máy GMP mà còn bị giảm hạn mức tín dụng (các khoản vay khi hết hạn phải trả ngân hàng mà không được vay lại). Những tưởng ảnh hưởng sự suy giảm này chỉ trong vài tháng đến một năm. Chúng tôi đã vay lãi cá nhân với lãi suất gấp nhiều lần ngân hàng để cố gắng trụ lại. Nào ngờ càng ngày càng khó khăn. Mấy năm liền không gượng lên được. Trước tình thế này chúng tôi đã phải quyết định chuyển nhượng, bán bớt một phần tài sản, vốn cổ phần, pháp danh, thương hiệu của một vài đơn vị để trang trải công nợ và làm vốn kiện toàn, phát triển những đơn vị còn lại. Tuy nhiên trong thời gian này thị trường bất động sản lại “đóng băng”, khiến cho ý định đó hàng năm trời không thực hiện được. Đến đầu năm 2011 mới gặp đối tác thì việc thực hiện lại vấp phải muôn vàn khó khăn! Cả năm qua hầu như không sản xuất kinh doanh gì được. Chỉ chuyển đồ, chuyển nhà và vất vả đối phó với những thủ đoạn chiếm đoạt mang tính chuyên nghiệp của đối thủ …! Năm hết tết đến, để có tiền trả lãi cho cổ đông chúng tôi phải bán những gì có thể bán được. Kể cả ô tô dùng để chở Tổng giám đốc đi công tác, gặp được người mua cũng phải bán! Tôi chấp nhận đi làm bằng xe ôm hoặc xe đò!

    Trả lờiXóa
  49. Số tiền hiện nay nợ vốn cổ đông so với tổng giá trị tài sản hàng ngàn tỷ đồng của Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường thì không phải là nhiều. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện tại chúng tôi đang hết sức khó khăn. Không thể đáp ứng việc rút vốn của cổ đông và việc trả lãi hàng tháng cũng không được suôn sẻ! Trong năm 2012 chúng tôi đã có nhiều phương án khắc phục rất khả thi để ổn định, phát triển và hoàn thành nghĩa vụ với Cổ đông.
    Nay kính mong quý vị cảm thông, chia sẻ với chúng tôi trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này! Chúng tôi xin hứa: Sẽ nỗ lực khắc phục trong thời gian sớm nhất. Số tiền lãi của những tháng trả chậm chúng tôi xin tính lãi gộp khi thanh toán. Trường hợp quý
    vị cần chi tiêu mà có thể vay được với lãi xuất cao hơn thì xin vui lòng gặp tôi để làm văn bản thỏa thuận việc bù lãi cho quý vị.
    Kính thưa quý vị!
    Tôi – Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là người chịu trách nhiệm trước toàn thể quý vị. Tôi luôn giữ trách nhiệm, trân trọng nghĩa tình và ân huệ. Tuy nhiên vẫn để quý vị phiền lòng. Dẫu cho những khó khăn trên mang tính khách quan nhưng cái chính vẫn là từ việc điều hành của tôi. Tôi xin nhận lỗi trước quý vị. Kính mong quý vị rộng lòng lượng thứ.
    Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và gửi tới quý vị lời kính chào trân trọng!
    Kính thư !
    Ngày 04 tháng 02 năm 2012
    CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TGĐ
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai
    (Đã ký)

    Trả lờiXóa
  50. CÂU 24. Nay tình trạng khuôn viên và hoạt động của các đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long thế nào?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
    Hiện nay đồn Công an Đồng Mô do Công an TX Sơn Tây và “Bảo Sơn” cắm giữa khuôn viên “Bảo Long” đã chuyển đi, trả lại phòng ốc, thiết bị, đồ dùng, công cụ cho Tập đoàn Y dược Bảo Long .“Bảo Sơn” không còn gây rối và quậy phá. Khuôn viên “Bảo Long” đã trở lại thanh bình. Sản phẩm Đông dược Bảo Long, Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long, Thực phẩm thuốc Bảo Long vẫn được khách hàng tin tưởng ưa dùng và mãi lực luôn tăng trưởng.
    Tuy đã bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt pháp danh, thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và hủy hoại 16 sản phẩm thuốc Đông dược nổi tiếng cùng hơn chục loại sản phẩm thực phẩm chức năng. Tập đoàn Y dược Bảo Long còn 3 công ty đã được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành thuốc Đông dược đó là: Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại Hà Nội; Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Dược liệu Bảo Long – Sìn Hồ tỉnh Lai Châu cùng với gần 100 sản phẩm thuốc Đông dược được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, ưa dùng.
    Hiện nay bệnh nhân khắp cả nước vẫn tìm về “Bảo Long” để khám chữa bệnh. Bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt pháp danh, thương hiệu Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Nay “Bảo Long” đã thành lập nhiều phòng chẩn trị “Bảo Long Đường” tại TP. Hà Nội, và TP Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu chẩn trị của bệnh nhân cả nước và Việt Kiều. Tuy nhiên bị hạn chế là đối với bệnh nhân bại liệt và những bệnh nhân phải theo dõi, chăm sóc hàng giờ thì không nhận được bởi phòng chẩn trị không được phép lưu trú bệnh nhân.
    CÂU 25. Để vượt qua ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cả nước. Đồng thời vượt qua biến cố khắc nghiệt mà « Bảo Sơn » đang ráo diết thực hiện những mưu đồ gian trá, tàn bạo để chiếm đoạt tài sản, pháp danh thương hiệu . Tập đoàn « Bảo Long » đã có những chiến lược và kế hoạch như thế nào để trụ vững… ?
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời :
    Ban lãnh đạo Tập đoàn Y dược Bảo Long đã tổ chức những cuộc họp mở rộng. Mời Ban điều hành các công ty đơn vị trực thuộc Tập đoàn cùng các thư ký, trợ lý về họp. Thông qua bàn bạc đã đi đến thống nhất việc: Cho một số đơn vị tạm ngưng hoạt động, sáp nhập một số Công ty, tinh giản nhân lực, tận dụng vốn, tài sản, công cụ máy móc, nhân sự và trí tuệ để tiếp tục duy trì sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và thực hiện những lĩnh vực trọng yếu. Tập trung củng cố, kiện toàn và phát triển mạnh cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Chăm sóc khách hàng, củng cố duy trì uy tín với khách hàng. Tìm đối tác liên doanh, liên kết sản xuất những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu.
    Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Nguyễn Hữu Khai tập trung cho việc khám chữa bệnh theo nhu cầu của bệnh nhân. Đồng thời tập trung chỉ đạo cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Những công việc khác được ủy quyền cho các ông bà Phó TGĐ và những chuyên viên đủ trình độ và tư cách đảm nhiệm.
    Xin được trích dẫn nguyên văn các văn bản và giấy ủy qu

    Trả lờiXóa
  51. CỦA THẦY THUỐC ƯU TÚ, LƯƠNG Y, TS NGUYỄN HỮU KHAI
    Trong thời gian tới lương y Ts Nguyễn Hữu Khai làm việc chủ yếu ở cơ sở 2 của Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường tại Thành phố Hồ Chí Minh để trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch đồng thời tham gia việc khám chữa bệnh tại phòng chẩn trị Bảo Long Đường số 5 (26/4 Phan Văn Hớn, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh). Quý vị không có điều kiện tới TP Hồ Chí Minh nếu cần gặp Lương y Nguyễn Hữu Khai để được xem mạch, kê đơn, châm cứu xin liên hệ với các phòng Chẩn trị Đông y Bảo Long Đường thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long để nhận lịch hẹn. Lương y Nguyễn Hữu Khai sẽ thu xếp công việc để tới hợp tác với các thầy thuốc đủ tư cách pháp lý đồng thời là trợ lý chuyên môn của lương y Nguyễn Hữu Khai. Việc tham gia chẩn trị và tư vấn có thể trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, Fax, Email.

    CÁC PHÒNG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y TRỰC THUỘC
    TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG ĐƯỜNG
    1. Phòng chẩn trị Đông y Bảo Long Đường số 01 tại khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường (Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) –
    ĐT: 0433.686.648; 0423.481.482; 0423.481483; 098.312.0384; 0977.853.950.
    2. Phòng chẩn trị Đông y Bảo Long Đường số 02 – Địa chỉ: Số 369 đường Nguyễn Trãi (ngã tư Nguyễn Trãi-Khuất Duy Tiến, HN) ĐT: 0437755994; 098.312.7483
    3. Phòng chẩn trị Đông y Bảo Long Đường số 03 – Địa chỉ: 95 đường Hoàng Quốc Việt – HN
    ĐT: 0466 803 594; 0988.417.249; 098.499.8470
    4. Phòng chẩn trị Đông y Bảo Long Đường số 04 – Địa chỉ: 384 đuờng Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng .
    ĐT: 0313 678 462; 0313 877 307; 090.344.6928
    5. Phòng chẩn trị Đông y Bảo Long Đường số 05 – Địa chỉ: 26/4 Phan Văn Hớn, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.
    ĐT: 083.712.9532; 0989.546.738;0165.4239.662; 0975.561.006; 091.966.6077.

    – Số điện thoại của Lương y Ts Nguyễn Hữu Khai: 0963 989 738. Khi trực tiếp cấp cứu, khi chủ trì cuộc họp hoặc bởi những lý do khác khiến điện thoại của Ts Nguyễn Hữu Khai không thông. Xin quý vị vui lòng liên lạc qua số điện thoại của Thư ký Tổng giám đốc, hoặc qua Tổng đài của Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường.
    10. – Số điện thoại của Dược sĩ Phùng Thị Ngọc – Thư ký Tổng giám đốc:
    0422.117.377-098.353.2646.
    – Số Tổng đài: 0423.481482- 0423.481483- 0433.686648 – 19001591

    Trả lờiXóa
  52. Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai với cương vị Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường, điều hành công việc cả Tập đoàn. Công việc hết sức bận rộn. Tuy nhiên, Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai hàng ngày vẫn tận tuỵ sớm, tối giải quyết nhiều công việc để có thể dành được một số giờ trực tiếp chẩn trị theo nhu cầu của đông đảo Quý bệnh nhân trong nước và Việt Kiều. Vì vậy kính mong quý vị thông cảm cùng chúng tôi thực hiện phương án làm việc và tiếp xúc với Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trong thời gian cần đủ và hợp lý nhất.
    1. Trong lĩnh vực khám chữa bệnh quý khách không điện thoại hoặc hỏi trực tiếp Ts. Nguyễn Hữu Khai về những việc mà nhân viên tổng đài tư vấn hoặc các trợ lý chuyên môn của Ts. Nguyễn Hữu Khai có thể giải đáp được.
    2. Khi cần gặp Ts.Nguyễn Hữu Khai xin thông qua Thư ký hoặc trợ lý chuyên môn. không nên tự ý gõ cửa hoặc chặn đường để chất vấn.
    3. Khi tới chẩn trị thì phải lấy phiếu khám bệnh theo số thứ tự, tuyệt đối không chen ngang bằng mọi hình thức (trường hợp bệnh cấp cứu hoặc trường hợp đặc biệt sẽ được giải quyết theo quy định).
    4. Căn cứ theo số thứ tự trên phiếu trợ lý chuyên môn của Ts. Nguyễn Hữu Khai sẽ lần lượt gặp quý vị để lập bệnh án và sơ chẩn. Kính đề nghị quý vị cung cấp chính xác những thông tin về bệnh lý theo yêu cầu của trợ lý chuyên môn. (Những thông tin và lời kể bệnh không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn trị).
    Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai căn cứ vào bệnh án và yếu tố sơ chẩn của trợ lý chuyên môn rồi xem mạch, chẩn bệnh tổng quát. Nếu xét thấy không cần hỏi thêm để khai thác bệnh lý hoặc không cần thủ pháp chẩn bệnh nào khác thì Ts Nguyễn Hữu Khai sẽ kê đơn thuốc. Mọi thông tin cần thiết đã ghi trong đơn thuốc. Quý vị cầm đơn thuốc ra để mua thuốc (cần hướng dẫn gì thêm thì gặp trợ lý chuyên môn hoặc CBNV phụ trách từng bộ phận).
    Khi Ts. Nguyễn Hữu Khai đánh máy kê đơn thuốc rất cần được tĩnh tâm như việc tập trung trí tuệ, bày binh bố trận, điều binh khiển tướng để “đánh thắng giặc bệnh”. Xin quý vị yên lặng không nói, không hỏi gì chen ngang trong lúc này.
    Cảm ơn sự cảm thông và hợp tác của Quý vị!

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN VÀ CHỈ DẪN
    Tập đoàn Y dược Bảo Long Đường
    (0423)481482 – (0423)481483.- (04)33.686648 – (086).2541763 – 19001591
    Khi cần kê khai bệnh để kê đơn, gửi thuốc tới nhà riêng xin liên hệ:
    – Đông y sỹ Nguyễn Thị Ngoan – Tp. HCM – ĐT: 091.966.6077.
    – Đông y sĩ Nguyễn Kim An – Tp. HCM – ĐT: 0975.561.006
    – Đông y sĩ Nguyễn Thu Dung – Tp. HCM – ĐT: 0989.546.738
    – Lương y Đặng Thị Thơm – Tx. Sơn Tây – ĐT: 097.785.3950.
    – Đông y sĩ Nguyễn Thị Mai Hương – Tx. Sơn Tây – ĐT: 098.312.0384.
    – Đông y sĩ Phạm Thanh Hương – Tp. Hà Nội – ĐT: 0983.127.483
    – Đông y sĩ Đỗ Mai Phương – Tp. Hà Nội – ĐT: 0984.998.470

    TL. TỔNG GIÁM ĐỐC
    BAN THƯ KÝ TRỢ LÝ

    (Tổng Hợp Tháng 11 năm 2012)

    Trả lờiXóa