Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Bài báo 11: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LỪA, BẮT NẠT VÀ ĂN HIẾP DÂN

Posted on 02/04/2009 by Civillawinfor


Xem tin gốc:




PHẠM VIẾT ĐÀO


Những ngày gần đây dư luận đang rộ lên vụ Công ty CP Thương mại tổng hợp quốc tế D&T (gọi tắt là Công ty D&T) đã bán cho 47 hộ dân những lô đất trong dự án xây biệt thự tại An Khánh-Hà Đông thu về ước tính hơn 262 tỷ đồng. Trước đó, với dự án này, ngày 10-12-2007, Công ty D&T đã ký hợp đồng tín dụng (số 215/HĐTD-GPB/07) với NH TMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank) để vay hơn 140 tỷ đồng bằng tài sản thế chấp chính là lô đất để triển khai dự án. Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn, Công ty D&T đã ký cam kết: 3 bên thống nhất chi tiết về tài sản bảo đảm và các nội dung thế chấp khác thể hiện trong hợp đồng kinh tế mà các bên đã ký kết.







Như vậy lô đất dự án này đã thuộc quyền xiết nợ của Ngân hàng GP Bank; điều này có nghĩa 47 hộ gia đình đã bỏ ra 262 tỷ tiền kia đã bị mất trắng khoản tiền mua đất này vì mua nhầm phải tải sản đã được đem thế chấp ?!


Trước đó trong hợp đồng hợp tác giữa Công ty Bảo Sơn và Công ty D&T, Công ty Bảo Sơn cho phép Công ty D&T được quyền bán các lô đất xây dựng biệt thự cho dân?




Như vậy trong vụ kinh doanh mua bán ảo này, ai là người không nắm được pháp luật, ai vi phạm pháp luật và ai là người phải gánh chịu hậu quả, rủi ro của một vụ lừa đảo hy hữu bằng nghiệp vụ ngân hàng này? Trước hết chúng ta xem xét trường hợp 47 hộ dân, những người đã bỏ ra 262 tỷ tiền túi của mình ra? Họ có vi phạm pháp luật trong vụ mua bán đất biệt thự này không? Họ có cố tình bỏ tiền ra mua một tài sản bất hợp pháp không? Theo Luật Hình sự và Luật Thương mại: nếu một chủ thể nào đó cố tình mua, bán, tiêu thụ một tài sản bất hợp pháp thì phải gánh chịu mọi hậu quả pháp lý thậm chí phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trong trường hợp này theo chúng tôi 47 hộ dân hoàn toàn không vi phạm pháp luật vì họ mua đất có trong quy hoạch dự án và được chào bán công khai, được ký kết hợp đồng kinh tế giữa bên bán là Công ty D & T và bên mua là 47 hộ dân! Chắc chắn trong hợp đồng có điều khoản: các bên căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và các quy định pháp luật khác để ký và cam kết thực hiện hợp đồng?



Theo chúng tôi 47 hộ dân trong vụ mua bán bất hợp pháp này là nạn nhân họ hoàn toàn vô can, vô tội do đó các cơ quan pháp luật: toà án, viện kiểm sát phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ; phía cố tình vi phạm pháp luật mua bán có dấu hiệu lừa đảo đầu tiên là những người trực tiếp ký hợp đồng bán tài sản bất hợp pháp này. Để phân giải vụ này các cơ quan bảo vệ pháp luật phải căn cứ vào các căn cứ pháp lý sau đây:

1/ Theo Luật Ngân hàng thì mọi tài sản đã thế chấp ngân hàng không được chuyển nhượng, mua bán, thế chấp cho một đối tác khác; trong các hợp đồng kinh tế, điều khoản này cũng phải được ghi rõ, cả bên cho vay và và vay phải cam kết tuân thủ; nếu trong hợp đồng kinh tế mà các bên ký kết không có điều khoản này thì hợp đồng đó trái pháp luật và do đó vô giá trị! Rồi đây các cơ quan toà án, viện kiểm sát phải căn cứ vào hợp đồng mà Ngân hàng GP Bank đã ký với Công ty D % T, Công ty Bảo Sơn có điều khoản này không, nếu không có thì Ngân hàng GP Bank không được phép xiết nợ bằng cách thu hồi lại các lô đất mà Công ty D & T đã bán cho 47 hộ dân vì đã ký một hợp đồng kinh tế không tuân thủ các căn cứ pháp lý. Khi một đương sự không tự nguyện chấp hành pháp luật thì pháp luật không có trách nhiệm bảo hiểm cho họ khi họ gặp rủi ro!

2/ Theo thể lệ tín dụng của NH Nhà nước và các quy định khác, các bên sau khi ký hợp đồng cho vay bằng hình thức thế chấp phải ký hợp đồng công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, từ đó thông tin giao dịch tín dụng được đưa công khai trên mạng, phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hợp đồng vay và thế chấp này mới có giá trị pháp lý? Nếu cá nhân nào đơn vị nào không chấp hành đúng pháp luật quy định này thì pháp luật tất nhiên sẽ không đứng về phía họ!

3/ Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có trách nhiệm làm rõ một điều trong khoản đã được ghi trong hợp đồng có chữ ký và đóng dấu của 3 chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về chữ ký của mình đó là: Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn và Công ty D & T: Các bên cam kết không tiết lộ bí mật các điều khoản được ghi trong hợp đồng vay tiền bằng việc thế chấp lô đất dự án biệt thự tại An Khánh-Hà Đông ?

Trong Luật thương mại và Luật Ngân hàng có những điều khoản quy định cho phép giữ bí mật kinh doanh cho khách hàng; vấn đề ở chỗ: Việc vay thế chấp này có nằm trong diện pháp luật bảo hộ là phải giữu bí mật không ? Rồi đây trước toà các doanh nghiệp như Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn có trách nhiệm chứng minh tính hợp pháp của điều khoản này; nếu không chứng minh được điều khoản đã ký kết này nằm trong khuôn khổ được pháp luật bảo hộ thì hợp đồng cho vay 140 tỷ đồng mà Ngân hàng GP Bank đã ký cho Công ty Bảo Sơn và Công ty D & T vay là không có giá trị pháp lý do vậy mọi hậu quả rủi ro phía Ngân hàng phải gánh chịu chứ không thể đổ lên đầu 47 hộ dân đã bỏ “tiền tươi thóc thật” ra mua đất !

4/ Đứng về phương diện pháp lý, Ngân hàng GP Bank không thể đổ cho một mình Công ty D & T gánh chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi lừa khách hàng mà cả GP Bạnk đã vô ý hay cố tình tạo ra những lớp lang để cho màn lừa đảo này được thực hiện trót lọt. Cả đối với Công ty Bảo Sơn một mặt ký cho phép Công ty D & T được bán các lô đất lại ký sau đó vào hợp đồng để bảo lãnh cho Công ty D & T đứng ra sử dụng lô đất bán đem thế chấp để vay 140 tỷ là một việc làm phi pháp: vẽ đường cho hươu chạy của Công ty Bảo Sơn? Phía Công ty Bảo Sơn rồi đây chắc chắn sẽ nại lý do: Mình sơ hở, mình quá tin người, mình không lường được “quả lừa” của Công ty D & T đối với 47 khách hàng…Công ty Bảo Sơn là chủ dự án đầu tư này do đó phải chịu trách nhiệm quản lý trước nhà nước về tài sản mà mình được giao quản lý phải được sử dụng vào các mục đích hợp pháp; Công ty Bảo Sơn là một trong các chủ thể đã ký vào hợp đồng vay 140 tỷ đồng và thế chấp bằng lô đất dự án mà mình là chủ thể quản lý và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý; Việc chào bán và thu 262 tỷ đồng của Công ty D & T thông qua hợp đồng kinh tế không giống với việc dấm dúi mua heroin hay mua một chiếc kim ở hàng xén do vậy Công ty Bảo Sơn không thể trả lời là không biết gì và không chịu trách nhiệm pháp lý gì?! Công ty Bảo Sơn không thể không chịu trách nhiệm về cái điều khoản oái oăm được ghi trong hợp đồng: các bên cam kết giữ bí mật ???


Tóm lại, nếu Ngân hàng GP Bank không chứng minh được lý do hợp pháp của điều khoản giữ bí mât nội dung hợp đồng mà mình đã ký kết; việc không công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các điều khoản của hợp đồng cho vay và thế chấp này như các quy định của Ngân hàng nhà nước về thể lệ tín dụng thế châp thì hợp đồng mà Ngân hàng GP Bank đã ký cho vay 140 tỷ đó không có giá trị pháp lý. Khi đã ký một hợp đồng kinh tế không có đầy đủ các yếu tố pháp lý thì mọi rủi ro Ngân hàng GP Bank phải gánh chịu ! 47 hộ dân chỉ phải chịu rủi ro khi họ biết rõ thông tin về lô đất này đã thế chấp cho Ngân hàng GP Bank rồi nhưng vẫn cứ mua.









SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NHÀ VĂN


Các Website dự phòng của chúng tôi:

 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/

 http://luatsuvidan10.blogspot.com/

 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/

http://luatsuvidan8.wordpress.com/


http://thuythanhnguyen.blogspot.com/

hoặc click google

Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội

Hay

Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam

Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:

luatsuvidan10@gmail.com

luatsuvidan101@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét