Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Bài báo 20: Hệ lụy từ những cuộc ly hôn ngàn tỷ

Hệ lụy từ những cuộc ly hôn ngàn tỷ


Tranh chấp tài sản tại dự án Thiên đường Bảo Sơn đã để lại nhiều bài học cho các nhà đầu tư

Xem tin gốc:

http://chaobuoisang.net/he-luy-tu-nhung-cuoc-ly-hon-ngan-ty-464688.htm

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:cgLrMsoFqbAJ:vef.vn/2011-07-28-he-luy-tu-nhung-cuoc-ly-hon-ngan-ty-+&cd=1&hl=en&ct=clnk


Không ít cổ đông và khách hàng của các công ty cổ phần, công ty niêm yết chột dạ trước thông tin những người mua nhà đất tại Dự án Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội) có thể gặp rắc rối về pháp lý, nếu như vụ ly hôn giữa hai thành viên trong gia đình chủ đầu tư không được giải quyết ổn thỏa.



Dự án Thiên đường Bảo Sơn do Công ty TNHH một thành viên Du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn, thuộc Tập đoàn Bảo Sơn làm chủ đầu tư. Bà Nguyễn Thanh Thủy - con gái của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, Phó chủ tịch Tập đoàn, đồng thời làm Tổng giám đốc công ty con này.




Bà Thủy và chồng là ông Bùi Đức Minh đang làm thủ tục ly hôn (đã có quyết định của tòa án), nhưng tài sản chung, công nợ chung chưa được quyết định. Ông Minh cho rằng, ông đã góp công sức và cả vốn vào tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, chủ yếu là các khoản vốn góp đứng tên bà Thủy ở Tập đoàn Bảo Sơn và các công ty con. Trong đó, tài sản lớn nhất là toàn bộ quyền sử dụng đất tại Dự án Thiên đường Bảo Sơn, đứng tên Nguyễn Thanh Thuỷ. Theo luật định, dự án đang tranh chấp về pháp lý sẽ chưa thể cấp sổ đỏ, vì vậy việc tranh chấp giữa ông Minh và bà Thủy có thể ảnh hưởng đến khách hàng mua nhà đất của dự án này.

Những năm qua, trên bảng danh sách những người giàu nhất TTCK luôn có tên vợ của nhiều vị chủ tịch HĐQT của các công ty niêm yết. Các ông chồng đứng ở nhóm đầu thì các bà vợ xếp ở nhóm sau trong bảng xếp hạng. Nhưng cũng có đại gia không đưa tên vợ vào danh sách sở hữu cổ phiếu. Được hỏi về điều này, một đại gia bình luận: "Nếu ra tòa thì tài sản chia đôi, nên vợ hay chồng đứng tên cổ phần không nói lên điều gì".

Do đó, rủi ro có thể xảy ra với các cổ đông khác nếu như vợ chồng cổ đông lớn đang nắm quyền điều hành công ty quyết định ly hôn. Với tỷ lệ sở hữu lớn, khi cổ phần bị chia làm đôi, tức là "quyền lực" bị chia đôi và nếu một trong hai bên liên kết với một cổ đông lớn bên ngoài sẽ có điều kiện nắm được quyền chi phối công ty. Không ai mong kịch bản này xảy ra và chính những ông chủ tịch sáng lập công ty niêm yết hiểu rõ điều này, rằng "còn vợ, còn công ty".

Ở TP. HCM, có vụ việc ông chủ một thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng lục đục với vợ và đến khi ra tòa thì tiền mặt trong tài khoản chung của hai vợ chồng chỉ là con số nhỏ và ông phải nhường lại toàn bộ chuỗi cửa hàng bakery cho vợ. Sau đó, ông này đã lập ra một thương hiệu bánh và chuỗi cửa hàng mới, cạnh tranh với thương hiệu cũ do chính ông sáng lập.

Nhìn xa hơn, thế hệ 2 của các cổ đông sáng lập bắt đầu tham gia vào điều hành, quản trị công niêm yết. Họ là những thanh niên trẻ tuổi như Quốc Cường ở Quốc Cường Gia Lai, Đặng Hồng Anh ở Sacomreal và những tên tuổi khác chưa được dư luận biết rộng rãi. Họ sẽ là những người thừa kế tài sản của các cổ đông sáng lập sau này. Nhưng ngay từ lúc này, khi họ kết hôn, tài sản hình thành trong thời gian hôn nhân, trong đó có không ít cổ phần, vốn góp và tài sản khác sẽ có người đứng tên chung.

Pháp luật có quy định rõ về tài sản hình thành trước hôn nhân và trong hôn nhân. Tuy nhiên, trong tình huống xấu xảy ra thì thật khó xác định rạch ròi tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân như thế nào, công sức của ai.

Như trường hợp của bà Thủy và ông Minh nêu trên, nếu bà Thủy không phải là con gái của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn thì ngay cả khi có tiền cũng không có quyền góp vốn mua cổ phần của các dự án do Tập đoàn và các công ty con đầu tư. Việc phân chia tài sản là cần thiết, nhưng phân định tỷ lệ nào là câu hỏi khó có câu trả lời thỏa đáng.

Rủi ro cho cổ đông của công ty niêm yết là nếu những ông chủ thuộc thế hệ thứ 2 này không có một gia đình hạnh phúc, thì rất có thể cổ phần hay vốn góp của họ ở dự án nào đó sẽ bị san sẻ sau khi ly hôn. Và tranh chấp về quyền lợi vật chất sẽ dẫn đến những phiền toái khác ảnh hưởng đến công ty về thương hiệu, hình ảnh.

Ở nước ngoài, trước khi kết hôn, người có sở hữu tài sản lớn, nhất là ông chủ doanh nghiệp, thường ký một hợp đồng tiền hôn nhân, trong đó có những cam kết về phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn. Donald Trump, tỷ phú người Mỹ lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong một cuốn sách đã kể về người bạn của mình khi yêu say đắm và làm đám cưới không ký hợp đồng hôn nhân. Khi ly hôn, anh này đã phải chia một phần tài sản cho người vợ. Theo Donald Trump, khi "bạn ký hợp đồng hôn nhân không phải vì bản thân mình, mà vì cả một đội ngũ những người đang làm việc cho bạn, những người mà công việc của họ có thể bị ảnh hưởng nếu người chủ bị yếu đi về tài chính".






Theo Vinacorp

Các Website dự phòng của chúng tôi:

 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/

 http://luatsuvidan10.blogspot.com/

 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/

http://luatsuvidan8.wordpress.com/


http://thuythanhnguyen.blogspot.com/

hoặc click google

Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội

Hay

Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam

Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:

luatsuvidan10@gmail.com

luatsuvidan101@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét