Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Phần 21: Đi kiện với nữ đại gia bảo Sơn thường thiệt thòi???Công dân nước ngòai cũng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng tòa án

Vụ ly hôn đắt giá nhất Việt nam, chạy án tại tòa Hà Nội? Bí mật Tập đoàn Bảo Sơn, đi kiện với nữ đại gia Bảo Sơn thường thiệt thòi???

Phần 21 :

Đi kiện với nữ đại gia bảo Sơn thường thiệt thòi???








Như chúng tôi đã trình bày ở các phần trước qua xác minh các thông tin từ độc giả và giới làm du lịch lâu năm ở Hà Nội chúng tôi được biết: Ông Thiery Berger trước kia vừa là đối tác làm ăn vừa là người tình của chị Thủy. Mới đầu hai bên làm ăn khá suôn sẻ và Ông Thiery đã mang tất cả tiền bạc của gia đình tại Pháp đầu tư vào khách sạn Bảo Sơn với chị Thủy vì hy vọng tương lai sẽ nên duyên với chị Thủy. Một trong những hạng mục mà hai người chung vốn đầu tư vẫn còn đến nay là khu bể bơi thuộc khách sạn Bảo Sơn, khu này có tên gọi là Bora bora (Bora Bora nằm trong nhóm đảo Leeward của Polynésie thuộc Pháp, là tài sản hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương). Sau đó hai người phát sinh mâu thuẫn do người đàn Ông này bỏ hết tiền cho chị Thủy nhưng lại không có quyền lợi và quyền quyết định gì ở khu Bora bora, yếu thế người đàn ông này lấy luôn số tiền là vốn làm ăn chung của hai người trong công ty du lịch và thế là vụ kiện xảy ra, người đàn ông này đã khốn khổ vì không dời khỏi Việt Nam được do những quy định vô lý được nêu trong bài viết dưới đây…. Ngày xưa chị Thủy còn đại diện công ty kiện người đàn ông này đã bao nhiêu lần tự sử dụng chiếc xe Daewoo hiệu Lanos màu đỏ biển số 29N-1918 của công ty đi mà không trả tiền (chiếc xe này nay đã bán). Một người bạn của chị Thủy và người đàn ông này cho chúng tôi biết “ Chiếc xe đó là đăng ký tên khách sạn, lúc nào chả có lái xe, không phải bồ bịch với nhau thì làm sao Ông Thiery được tự lái chiếc xe này vì chắc gì Ông có bằng lái xe quốc tế). Vụ kiện kéo dài và tự nhiên trở lại rầm rộ trên báo chí vào đúng thời điểm anh Minh và chị Thủy đang yêu nhau vào năm 2204 (lúc đó gia đình anh Minh vẫn không đồng ý cho anh yêu chị Thủy, sở dĩ anh chị lấy nhau là do chị có bầu trước vì chúng tôi xác minh ngày cưới của hai anh chị là 30/03/2004 còn đứa con trai sinh vào ngày 19/10/2004). Nghe nói anh Minh bị gia đình gây sức ép nên đã yêu cầu chị Thủy đừng làm ầm ĩ mọi chuyện lên khó cho anh thuyết phục gia đình và sau đó báo chí đã “im bặt” cho tới nay.




( Hình ảnh đặc trưng tại đảo Bora Bora)
(Bể bơi thuộc khu Bora Bora trong khách sạn Bảo Sơn)
Công dân nước ngòai cũng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng tòa án

Đường dẫn báo điện tử

http://www.lawvietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?nid=198

Ngày cập nhật: 25/07/2011


Vụ việc bắt đầu bằng 1 đơn tố giác của Nguyên đơn đến Cơ quan công an. Sau 1 thời gian ngắn giải quyết, vụ việc đã được Cơ quan công an chuyển sang tòa án dân sự -Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết vì không phát hiện có dấu hiệu hình sự mà chỉ là dân sự thuần túy. Sau khi thụ lý vụ việc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Ngày 1/10/2002 tòa án Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Bị đơn theo yêu cầu của Nguyên đơn bằng việc đánh 1 công văn sang Cục quản lý xuất nhập cảnh cấm ông Berger xuất cảnh ra khỏi Việt Nam để giúp tòa án có điều kiện giải quyết vụ án đúng pháp luật bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các đương sự. Việc tòa án Hà Nội áp dụng biện pháp ngăn chặn này là cần thiết và đúng pháp luật vì nếu ông Berger mà về Pháp không sang thì vụ án sẽ không giải quyết được vì thiếu Bị đơn. Tuy nhiên sau đó ông Berger đã thuê luật sư Việt Nam để thay mặt ông ra tòa giải quyết việc kiện với tư cách là người đại diện của Bị đơn. Căn cứ điều....Bộ luật dân sự thì " người đại diện theo ủy quyền có tư cách như chính người ủy quyền. Giấy ủy quyền cũng được lập đúng quy định của pháp luật và được Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội chứng thực. Tuy đã có người đại diện cho Bị đơn, nhưng tòa án Hà Nội cũng vẫn không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với Bị đơn vì lý do: Luật sư chỉ là đại diện ra tòa chứ không thể thay mặt Bị đơn để thi hành án. Khi biết được lý do này của tòa án, lập tức vị luật sư đã tư vấn cho ông Berrger thuyết phục được một công ty nước ngòai được phép hoạt động tại Việt Nam bảo lãnh cho mình. Theo quy định của pháp luật thì công ty này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh. Những tưởng tòa án sẽ nhanh chóng hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vì không còn lý do nữa. Nhưng mọi văn bản đề nghị của Bị đơn đều bị rơi vào im lặng bởi lý do trong công văn xin bảo lãnh của Công ty nọ không có từ " vật chất". Thế là vị công dân nước ngoài nọ phải chịu cảnh cầm tù tại Việt Nam để chờ đợi sự giải quyết của tòa án ròng rã suốt hơn 1 năm. Trong khi pháp luật Việt Nam quy định thời gian tối đa để giải quyết 1 vụ án dân sự có yếu tố nước ngòai là 6 tháng.


Cuối cùng thì vào một ngày đẹp trời không hiểu lý do gì tự nhiên Nguyên đơn nằng nặc làm đơn đề nghị nhà tòa cho rút đơn kiện. Sự việc sẽ chẳng có gì là bất bình thường vì điều ....Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã quy định một trong những quyền cơ bản của đương sự là quyền được rút đơn kiện và trách nhiệm của tòa án là ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhưng tại quyết định đình chỉ tòa án Hà Nội đã quyết định chuyển hồ sơ lại cho Cơ quan công an theo yêu cầu của Nguyên đơn. Đương nhiên là công dân nước ngòai kia đã yêu cầu luật sư của mình kháng cáo (đối với phần nội dung chuyển vụ án cho Cơ quan công an theo nguyện vọng của Bị đơn vì chẳng có quy định nào trong luật quy định trách nhiệm này của tòa án). Và thế là hồ sơ vụ án đã được chuyển lên tòa án cấp phúc thẩm để giải quyết theo trình tự tố tụng. Vấn đề trở nên phức tạp khi tòa án Hà Nội lại kiên quyết không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn mặc dù tòa án đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do Nguyên đơn đã không yêu cầu tòa án giải quyết nữa. Lý do lần này được đưa ra là: vì đương sự có kháng cáo nên quyết định định chỉ đã không có hiệu lực! Qủa là một sự áp dụng pháp luật tùy tiện vì chỉ có phần nào bị kháng cáo thì mới không có hiệu lực. Có nghĩa là phần quyết định đình chỉ do Nguyên đơn rút đơn kiện đã có hiệu lực pháp luật vì chẳng có bên nào kháng cáo. Thế nhưng tòa án Hà Nội vẫn không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của mình khiến cho Bị đơn đã buộc phải tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo đến Tòa án cấp cao, Viện kiểm sát thậm chí đến cả Đại sứ quán Pháp nhờ can thiệp.



Các Website dự phòng của chúng tôi:

 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/

 http://luatsuvidan10.blogspot.com/

 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/

http://luatsuvidan8.wordpress.com/

http://thuythanhnguyen.blogspot.com/

hoặc click google

Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội

Hay

Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam

Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:

luatsuvidan10@gmail.com

luatsuvidan101@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn

( Mời các bạn đón xem tiếp phần 22)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét